Marketing hiện đại có vô số “chiến thuật” để thu hút khách hàng. Trong đó, Emotional Marketing (Marketing Cảm Xúc) được coi là một cách thức giúp thương hiệu tiếp cận tới khách hàng hiệu quả , góp phần vào việc tăng doanh thu cũng như khắc sâu tên tuổi trong tâm trí người dùng. Vậy Emotional Marketing là gì và liệu rằng thu hút khách hàng bằng yếu tố cảm xúc có thực sự hiệu quả?
Contents
Emotional Marketing là việc sử dụng những chiến thuật marketing khác nhau để khơi gợi sự đồng cảm, tác động tới cảm xúc của đối tượng nhận tin mục tiêu, từ đó có thể thay đổi nhận thức, thái độ hành vi của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp hay một vấn đề trong xã hội.
Emotional marketing chính là tạo ra sự kết nối về mặt cảm xúc để nâng cao hoặc thay đổi hành vi hoặc thái độ của khách hàng. Thương hiệu gắn liền với yếu tố cảm xúc sẽ dễ dàng kết nối được với các khách hàng tiềm năng, từ đó tạo nên sự thay đổi lớn về mặt doanh thu cũng như tên tuổi của thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ số, người tiêu dùng hiện có thể dễ dàng tiếp nhận thông điệp trên đa dạng các nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau. Do vậy, việc sử dụng emotional marketing qua các kênh truyền thông là một lợi thế bởi thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Một số hình thức truyền thông phổ biến thường được sử dụng trong các chiến dịch emotional marketing có thể kể đến như: các phim ngắn, music video trên Youtube, bộ ảnh trên Facebook, Instagram, print-ads,…
Xem thêm: 10 phần mềm quảng cáo Facebook mới nhất 2022
Emotional marketing khi được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, trong truyền thông về sản phẩm, thương hiệu, việc khơi gợi được sự đồng cảm của khách hàng là yếu tố cốt lõi để một chiến dịch emotional marketing thành công.
Có hai dấu hiệu cảm xúc mà thương hiệu có thể sử dụng để tác động tới đối tượng mục tiêu là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
Những cảm xúc tích cực thường được sử dụng trong emotional marketing là cảm giác vui mừng, ngạc nhiên, thích thú và khao khát. Ngoài ra, sự thanh thản, sự tin tưởng và sự phấn khích cũng là những xúc cảm được nhiều thương hiệu ứng dụng để khơi gợi sự tích cực trong khách hàng, từ đó tạo sự nhận biết và thúc đẩy hành động.
Bên cạnh yếu tố tích cực, những cảm xúc tiêu cực như cảm giác khó chịu, sự lo lắng, buồn bã cũng thường được thấy trong các chiến dịch emotional marketing. Việc sử dụng những cảm xúc tiêu cực mặc dù có thể gây tranh cãi, tuy nhiên, điều này có thể để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong công chúng, từ đó tác động tới nhận thức và kích thích sự thay đổi trong hành vi của khách hàng.
Để vận dụng vào một chiến dịch marketing, những yếu tố cảm xúc cần được chọn lọc sao cho phù hợp với mục tiêu của thương hiệu. Những trạng thái cảm xúc thường được dùng trong chiến dịch emotional marketing bao gồm: sợ hãi, tức giận, hạnh phúc, cảm giác thuộc về và sự thèm khát.
Nỗi sợ hãi
Nỗi sợ là cảm xúc cơ bản và phổ biến nhất của con người. Việc sử dụng nỗi sợ hãi, sự lo lắng đúng cách sẽ trở thành công cụ đắc lực bởi nỗi sợ và những viễn cảnh không mấy tốt đẹp là một trong những động lực mạnh mẽ để thúc đẩy con người hành động.
Tuy vậy, thương hiệu cần cẩn trọng trong việc sử dụng cảm xúc sợ hãi bởi đôi khi, những lời kêu gọi quá mạnh mẽ hoặc được đưa ra một cách thô bạo có thể phản tác dụng, gây hoang mang trong dư luận.
Sự tức giận
Cảm xúc tức giận thường được sử dụng để thôi thúc người xem cần có những hành động chính đáng để thay đổi một số vấn đề trong xã hội như chính trị, môi trường, bình đẳng giới,… Tức giận và bức xúc là những cảm xúc tiêu cực, tuy vậy, những xúc cảm này hoàn toàn có thể tạo ra phản ứng có lợi nếu được sử dụng đúng cách với mức độ phù hợp.
Niềm hạnh phúc
Những cảm xúc tích cực như niềm vui, sự hạnh phúc có thể củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Hạnh phúc là một trong những cảm xúc mạnh mẽ và dễ tiếp cận nhất để tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công bởi mọi người đều muốn ghi nhớ những khoảng thời gian vui vẻ và những sự kiện hạnh phúc.
Cảm giác thuộc về
Theo tháp nhu cầu của Maslow, cảm giác được kết nối là một trong những yêu cầu cơ bản của mỗi người. Chính bởi bản chất của con người là luôn mong muốn được giao lưu và tương tác, do vậy khơi gợi những cảm xúc tích cực trên sẽ đem lại sự an toàn và cảm giác được thuộc về trong chính mỗi khách hàng. Một cách tuyệt vời để tạo sự kết nối với người dùng là sử dụng các trang mạng xã hội thông qua các group, cộng đồng.
Sự thèm khát
Mong muốn nhận được nhiều hơn là tâm lý chung của người tiêu dùng, do vậy, thương hiệu có thể tận dụng chính cảm xúc này làm lợi thế để thu hút khách hàng. Sử dụng nhiều ưu đãi, các chương trình mua một tặng một, giao hàng miễn phí,.. là những chiến thuật khơi gợi lên sự thèm khát sở hữu sản phẩm một cách nhanh chóng của người mua..
Xem thêm: Hướng dẫn cách bọc link chạy ads VPCS Facebook Google hiệu quả
Emotional Marketing là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả giúp thương hiệu có thể tiếp cận được đến với khách hàng. Mỗi chiến dịch khác nhau sẽ có cách kết nối cảm xúc với khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu marketing của thương hiệu. Vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng yếu tố cảm xúc trong marketing đã và đang được nhiều thương hiệu lựa chọn sử dụng trong các chiến dịch của mình.
Bạn muốn tăng doanh số bán hàng trên TikTok nhưng chưa biết bắt đầu từ…
Dịch vụ quay video quảng cáo VPCS Casino Game Bài chuyên nghiệp, sáng tạo. Chúng…
Muốn "VPCS Casino Game Bài" trở thành từ khóa hot nhất trên thị trường? Tham…
Chiến lược tuyển sỉ sẽ giúp bạn xây dựng và mở rộng mạng lưới đại…
SadCaptcha là một giải pháp hiệu quả để tự động hóa quá trình giải captcha…
Khóa học VPCS cho Marketer chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này,…