Black Tips Trick Marketing

Tiếp thị liên kết là gì? Tìm hiểu tổng quan về tiếp thị liên kết mới nhất 2022 từ A-Z

Rate this post

Tiếp thị liên kết là gì? với tên gọi Affiliate Marketing là khái niệm được nhắc đến nhiều trong xu hướng kinh doanh trực tuyến ngày nay. Tiếp thị liên kết được nhiều đơn vị công ty, doanh nghiệp sử dụng như một hình thức tăng doanh thu và lợi nhuận mới mẻ, hiệu quả.

Contents

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một cách để các doanh nghiệp, công ty tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác và được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc mức độ thành công của đơn hàng…

Khác với các hình thức quảng cáo trực tuyến khác, tiếp thị liên kết chỉ tốn phí khi các sản phẩm, dịch vụ được bán ra hoặc các đơn hàng được hoàn thành. Hình thức marketing này được từ trang thương mại điện tử lớn Amazon khi đơn vị này đồng ý trả hoa hồng cho các người tham gia tiếp thị sản phẩm qua mỗi sản phẩm mà họ bán được.

Affiliate marketing là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ của ngườikhác trên nền tảng online và nhận được hoa hồng trên mỗi giới thiệu hay
đơn hàng thành công. Đây là một trong những TOP mô hình kinh doanh phổ biến khi nói đến kinh doanh online
.
Chu trình hoàn tất một giao dịch tiếp thị liên kết thông qua 4 bước chính:

Bước 1: Đăng ký tham gia chương trình affiliate của nhà cung cấp
Bước 2: Cộng tác viên thực hiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm online
Bước 3: Khách hàng thực hiện mua hàng

Bước 4: Nhà cung cấp thanh toán hoa hồng

Xem Thêm >> Organic Search là gì? Tìm hiểu từ a-z về Organic Search trong SEO

Có nên kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing ?

Câu trả lời là hoàn toàn NÊN LÀM.

Bạn có thể xem bài viết Có nên kiếm tiền với Tiếp thị liên kết Affiliate marketing không ?

Khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết, bạn KHÔNG CẦN SẢN PHẨM, bạn chỉ cần lo công việc quảng bá sản phẩm đến người dùng.

Đây chính là thế mạnh khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing.

Bạn chỉ cần lấy đường link website của sản phẩm đó, mang link đó đi quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

Chỉ cần họ mua sản phẩm qua đường link giới thiệu của bạn, bạn có tiền.  

Chưa hết, khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết, bạn sẽ học được những kỹ thuật digital marketing như quảng cáo Facebook, Google Adword, SEO, Email Marketing,…

Tóm lại lợi ích khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết:

  • Bạn KHÔNG CẦN CÓ SẢN PHẨM, bạn lấy sản phẩm người khác đi bán và ăn tiền hoa hồng.
  • Phù hợp cho người ít vốn, mới bắt đầu kiếm tiền online vì bạn không cần có sản phẩm.
  • Rèn được kỹ năng Digital Marketing để giúp cho những công việc kinh doanh khác.
  • Tiềm năng thụ nhập thụ động cực lớn nếu bạn biết cách thuê nhân viên, nhân rộng thị trường.

Xem Thêm >>SEO Google Map là gì? Hướng dẫn từ a-z cách SEO Google Map vô cùng hiệu quả.

4 Đối tượng chính trong tiếp thị liên kết – affiliate marketing

Có 4 bộ phận chính trong 1 chiến dịch tiếp thị liên kết:

  • Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Advertiser/Merchant)
  • Đối tác, những người kiếm tiền từ affiliate marketing (Publiser/Affiliater)
  • Người mua hàng (User/Customer)
  • Mạng tiếp thị liên kết (Market Place/Affiliate Network)

Mình đi mổ xẻ từng thằng một để bạn nắm rõ:

1. Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Merchant)

Đây thường là những tên tuổi lớn mà hầu hết nhiều người biết:

  • Thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Adayroi, Vật Giá, Nguyễn Kim,…
  • Ngân hàng: Citibank, ANZ,…
  • Sức khoẻ và làm đẹp: California Yoga & Fitness,…
  • Đặt tour du lịch, book phòng khách sạn: Atadi, Gotadi,…
  • Trung tâm tiếng Anh: Wall Street English,…
  • Email Marketing: Getresponse, ConverKit,…
  • Tên miền hosting: Godaddy, Namecheap,…

Trên đây mình chỉ kể tượng trưng để bạn hình dung, chứ thật ra còn nhiều vô số kể các chương trình tiếp thị liên kết để bạn kiếm tiền.

Đối với từng nhà cung cấp, họ sẽ có chương trình tiếp thị liên kết khác nhau, chỉ xoay quanh CPS và CPL thôi.

2. Đối tác – người kiếm tiền từ Affiliate marketing (Publisher)

Đây là những người kiếm tiền từ tiếp thị liên kết – affiliate marketing như mình và bạn.

Dù bạn là ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý. Bạn chỉ cần 2 thứ:

  • 1 chiếc máy tính kết nối Internet.
  • Tư duy và kỹ năng để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết.

Là bạn có thể tham gia vào hành trình kiếm tiền online thú vị này.

3. Người mua hàng (User/Customer)

Là những khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm qua link affiliate của bạn.

4. Mạng tiếp thị liên kết (Market Place / Affiliate Network)

Affiliate Network là người đứng trung gian giữa Publisher và nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Chịu trách nhiệm kiểm tra lượt mua hàng, theo dõi hoa hồng và thanh toán hoa hồng cho Publisher.

Vậy tại sao bạn cần tham gia tiếp thị liên kết thông qua Affliate Network ?

Bản thân những nhà cung cấp như Lazada, Adayroi, họ đều có chương trình tiếp thị liên kết riêng của chính họ.

Tuy nhiên, bạn có thể thấy quy trình làm tiếp thị liên kết khi bạn tham gia trực tiếp với nhà cung cấp, không thông qua Affiliate Network.

  • Bạn đăng ký tài khoản Affiliate bên nhà cung cấp.
  • Bạn lấy link Affiliate để đi quảng bá, tìm kiếm khách mua hàng qua link của bạn.
  • Khi có khách mua, bạn được hưởng hoa hồng.

Bạn có thể thấy, quy trình rất đơn giản, gọn lẹ, không giấy tờ ràng buộc.

Vậy điều gì đảm bảo nhà cung cấp sẽ trả hoa hồng cho bạn ?

Cho nên, cần có 1 người đứng trung gian để đảm bảo hoa hồng cho bạn một cách minh bạch và rõ ràng.

Và Mạng tiếp thị liên kết sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Affiliate Network sẽ giúp bạn minh bạch hoa hồng giữa bạn và nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ, tránh kiện cáo về sau.

Các yếu tố cần thiết trong mô hình tiếp thị liên kết

Để có thể thực hiện được loại hình Marketing này, cần phải có 4 đối tượng / yếu tố chính:

Nhà cung cấp sản phẩm (Advertiser): Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần bán, với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Họ có quyền đưa ra mức hoa hồng cụ thể đối với các sản phẩm được bán.

Đối tác / Cộng tác viên (Publisher): Các đơn vị, cá nhân sở hữu website riêng, blog hay các trang mạng xã hội có lượt truy cập cao, có thể mang về lợi nhuận cho người sở hữu khi tham gia phân phối các link liên kết, sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp.

Người dùng (Users): Người dùng các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp thông qua hình ảnh, nội dung đăng tải trên website, blog hay 1 số kênh Digital Marketing. Đây là đối tượng trực tiếp sẽ click vào các banner quảng cáo hay thực hiện hành vi mua hàng cụ thể.

Mạng Affiliate Marketing (Affiliate Network): Đây được xem là nơi trung gian giữ nhiệm vụ kết nối giữa các đối tác (Publisher) và nhà cung cấp (Advertiser). Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.

Tùy vào mục tiêu và và hoàn cảnh cá nhân mà bạn có thể lựa chọn trở thành một trong bốn đối tượng chủ đạo của Affiliate Marketing.

Các hình thức thanh toán mà tiếp thị liên kết chấp nhận

Thanh toán theo lượt nhấp chuột (pay per click): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được nhận hoa hồng theo số lượng lần nhấp chuột từ khách vào nội dung quảng cáo hoặc vào website.

Thanh toán theo hành động (pay per action): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được nhận hoa hồng dựa trên thao tác của người dùng đối với các dịch vụ quảng cáo, chẳng hạn như điền vào form khảo sát, click link xem video, đăng ký thành viên, đăng kí mua hàng trước…

Thanh toán theo doanh số bán hàng (pay per sale): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được nhận hoa hồng dựa trên các đơn đặt hàng điện tử được thực hiện thành công. (khách hàng tiến hành đặt hàng và nhận được hàng thực sự.)

Thanh toán theo cài đặt ứng dụng (pay per installation): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được nhận hoa hồng khi một ứng dụng được khách hàng cài đặt thành công. Đây cũng là một hình thức kinh doanh dễ mang lại lợi nhuận khi hiện nay người dùng có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các ứng dụng nhiều hơn là tham khảo thông tin quảng cáo thông qua máy tính.

Quảng bá sản phẩm khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết

Nếu ở Bất động sản,

Bạn sẽ có hợp đồng môi giới để ghi nhận: À, nhà này do bạn bán được, nhà cung cấp căn cứ vào đó trả thưởng hoa hồng cho bạn dựa theo thoả thuận từ trước.

Còn ở tiếp thị liên kết – affliate marketing,

Bạn sẽ quảng bá sản phẩm qua 1 đường link (URL) có chứa mã code riêng của bạn. Chỉ cần khách hàng mua sản phẩm THÔNG QUA đường link chứa mã code của bạn, bạn sẽ có tiền.

Ví dụ

Đây là một đường link bình thường của sản phẩm Iphone X bán tại Lazada.vn

Bạn có thể thấy mình khoanh đỏ lại đường dẫn của sản phẩm. Đây là đường link gốc của sản phẩm, nếu khách mua hàng qua đường link gốc -> bạn sẽ không có tiền thưởng hoa hồng.

Nhưng khi mình bỏ vào công cụ tạo link tiếp thị liên kết – affliate thì khi có người mua chiếc Iphone X này qua link bên dưới, mình sẽ được hưởng hoa hồng từ Lazada.

Công cụ tạo link Affiliate thì các Network sẽ cung cấp miễn phí cho bạn. Việc sử dụng cũng cực kỳ đơn giản.

3 cách kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing cơ bản

Bạn có 3 cách chính để kiếm tiền với tiếp thị liên kết cơ bản cho người mới:

1. Kiếm tiền với Cost Per Action (viết tắt CPA)

Action là hành động.

Bạn sẽ được hưởng hoa hồng trên mỗi hành động của khách hàng. Tất nhiên, hành động này là yêu cầu của nhà cung cấp sản phẩm.

Bạn sẽ được trả tiền nếu khách hàng thực hành các hành động như dưới đây.

Ví dụ

  • Khách hàng mua hàng. (Cost Per Sale). Cái này là thông dụng nhất.
  • Khách hàng điền form thu thập email từ nhà cung cấp sản phẩm (Cost Per Lead).

Việc mà nhà cung cấp yêu cầu trả theo hành động nào bạn không cần quan tâm, chỉ cần khách hàng thực hiện hành động là bạn có tiền, vậy thôi.

Tất nhiên, đối với Cost per Sale bạn luôn được trả hoa hồng cao hơn rồi, vì nó khó xảy ra hơn đối với Cost Per Lead.

2. Kiếm tiền với Cost Per Click (viết tắt CPC)

Nhà cung cấp sẽ trả tiền cho bạn dựa vào số lượt click vào đường link tiếp thị liên kết – affiliate của bạn. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.

3. Kiếm tiền với Cost Per Impression (viết tắt CPM)

Hay còn có tên gọi khác là Cost Per 1000 Impression – chi phí cho 1000 lần hiển thị.

Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi bạn đặt quảng cáo trên blog/website của bạn và tính phí cho bạn trên số lần hiển thị.

Tuy nhiên, CPM rất ít gặp trong các chương trình Affiliate. Nhà cung cấp vẫn thích CPS hơn rất nhiều vì nó chắc chắn hơn, ổn định hơn cho họ.

Tổng quan về Affiliate Marketing tại Việt Nam và thế giới

Có thể nói, hình thức Marketing Affiliate đã có mặt trên thế giới được một thời gian kha lâu trước khi du nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, khái niệm này được nhắc đến nhiều nhờ vào sự phát triển của việc mua bán, giao dịch trao đổi hàng hóa trực tuyến, và Affiliate Marketing trở lại ở nhiều nước đang phát triển như một xu hướng quảng bá sản phẩm, dịch vụ đầy tiềm năng và có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hiếm thấy cho doanh nghiệp, kể cả những cá nhân không có trong tay đồng vốn nào.

Các chương trình tiếp thị liên kết nổi bật ở Mỹ có thể kể đến Amazon, Click Bank hay nền tảng Tiếp thị liên kết CJ. Còn ở Việt Nam có chương trình Tiếp thị liên kết của Lazada và Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network) ACCESSTRADE và MasOffer.

King Marketing

KING MARKETING LÀ ĐƠN VỊ SỐ 1 VỀ ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ MARKETING ONLINE Tư vấn học marketing hoặc triển khai dịch vụ ► Hotline : 0398888848 Đào Tạo – Dịch Vụ Marketing ► https://www.kingmarketing.vn 👉Fanpage:► https://www.facebook.com/kingmarketingthucchien 👉Group Facebook:► https://www.facebook.com/groups/banhangnguoigiau 👉Lớp Zalo MIỄN PHÍ :► https://zalo.me/g/ngqchx815

Recent Posts

Giải Captcha TikTok Tự Động với SadCaptcha

Tại Sao Cần Một Công Cụ Giải Captcha Tiktok Tốt Hơn? Tự động hóa mạng…

3 tháng ago

Đầu tư cho tương lai: Khóa học VPCS cho marketer chuyên nghiệp 2024

Khóa học VPCS cho Marketer chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này,…

4 tháng ago

KHOÁ HỌC THỰC CHIẾN VPCS

Khóa học thực chiến "Vượt qua mọi rào cản VPCS" được thiết kế để giúp…

4 tháng ago

Khóa học VPCS Google: Chạy quảng cáo an toàn, bứt phá doanh thu

Khóa học VPCS Google ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, cung cấp cho…

4 tháng ago

Làm chủ quảng cáo VPCS từ A đến Z với khóa học chuyên sâu

Khóa học chuyên sâu quảng cáo VPCS chính là giải pháp dành cho bạn! Khóa…

4 tháng ago

Khóa học VPCS Facebook: Bí quyết chinh phục quảng cáo hiệu quả

Khóa học VPCS Facebook ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó, giúp bạn chinh…

4 tháng ago