Với một Doanh nghiệp định hướng phát triển bài bản và bền vững, xây dựng mô hình quản trị hiện đại thì để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo sự tuân thủ, quản trị rủi ro, giúp bộ máy Doanh nghiệp vận hành theo đúng chính sách của Doanh nghiệp cũng như các chính sách nội bộ trở thành một việc không thể thiếu.
Đúng là Bộ phận Pháp chế không phải là bộ phận làm ra tiền trực tiếp như Bộ phận kinh doanh, hay có các hiệu quả hoạt động có thể nhìn thấy hay đo lường được ngay lập tức. Nhưng trên thực tế, với các vai trò hệ trọng của mình, Phòng pháp chế giúp Doanh nghiệp vận hành ổn định, đúng lộ trình, đúng tầm nhìn và loại bỏ các rủi ro trên hành trình. Những rủi ro, mà có thể, có giá trị lớn hơn rất nhiều lần so với Doanh thu từ hợp đồng lớn nhất mà bạn đang có. Chính vì thế, việc xây dựng Phòng pháp chế là việc làm mang tính chất tầm nhìn xa.
Contents
KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG MỘT PHÒNG PHÁP CHẾ
Tuy nhiên, việc xây dựng một Phòng pháp chế có thể gặp rất nhiều trở ngại, khiến cho các Doanh nghiệp ở tầm nhỏ chưa thể xây dựng, dù đã nhận thức được tầm quan trọng của nó và muốn xây dựng nó:
Chi phí xây dựng một phòng pháp chế lớn so với những Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Phòng pháp chế hiệu quả nên có tối thiểu 3 người, với mức lương sử dụng người có năng lực bình quân trên thị trường trong khoảng 12 – 18 triệu/người/tháng. Bên cạnh đó, các chi phí về chỗ ngồi làm việc, không gian làm việc, cơ sở vật chất, các đãi ngộ và bảo hiểm, cũng khiến cho quỹ chi phí cho Phòng pháp chế tăng lên đáng kể.
Khó tìm được người có trình độ phù hợp với nhu cầu công việc
Thực tế, chất lượng đào tạo ngành luật hiện nay chưa tạo ra được nguồn nhân lực pháp lý (đặc biệt là pháp lý doanh nghiệp) có trình độ và có thể đáp ứng nhu cầu công việc ngay khi tốt nghiệp, thậm chí là 1-3 năm sau khi tốt nghiệp.
Nhiều Doanh nghiệp lớn, như Samsung, Tân Á Đại Thành, Bảo Tín Minh Châu,… đã phải mất hàng năm trời với rất nhiều chi phí cho các chiến dịch tuyển dụng, nhưng vẫn không thể tuyển nổi nhân sự phù hợp.
Giới hạn về năng lực tham mưu
Trên thị trường, nhân sự pháp chế phần lớn thậm chí chưa giỏi chuyên sâu nghiệp vụ pháp lý, chưa nói đến các khía cạnh khác như đặc điểm ngành, mô hình kinh doanh, quản trị nhân sự, chiến lược thị trường, dẫn đến chức năng tham mưu gần như chưa thực hiện được rõ nét hoặc chưa thực hiện được.
CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN PHÁP CHẾ
Phòng pháp chế hay Bộ phận pháp chế trong một Doanh nghiệp/Tổ chức có các chức năng cơ bản tương ứng với Hệ thống pháp luật của một quốc gia:
LẬP PHÁP
Phòng pháp chế chính là Bộ phận xây dựng ra hệ thống chính sách nội bộ, văn bản hóa thành các văn bản quản trị Doanh nghiệp, như: Điều lệ, Quy chế, Quy trình, Quy định, Nội quy, Chế tài kỷ luật, Quyết định, Nghị Quyết, Thông báo, Biên bản,… Đồng thời, đảm bảo tính thống nhất giữa chính sách nội bộ của Công ty với các Quy định của Pháp luật thông qua việc nghiên cứu và cập nhật các Quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Phòng pháp chế cũng đóng vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo công ty các vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất/kinh doanh của Công ty. Khía cạnh tham mưu không nằm ở việc đưa ra câu trả lời Đúng luật hay Sai luật, cũng như nêu ra quy định của pháp luật cụ thể, mà nằm ở việc đưa ra các giải pháp pháp lý hoặc chiến lược hành động không trái luật.
HÀNH PHÁP
Phòng pháp chế là Bộ phận phổ biến các quy định pháp luật và các chính sách của công ty tới các Bộ phận khác của Công ty để giúp toàn thể cán bộ/nhân viên của công ty hiểu biết rõ về quy định pháp luật trong các hoạt động chuyên môn cụ thể, cũng như các chính sách nội bộ của công ty để tuân thủ.
Việc phổ biến này có thể thông qua hoạt động tư vấn chính sách, trả lời thắc mắc pháp lý cho các Phòng/Ban/Bộ phận trong Công ty và/hoặc thông qua hoạt động đào tạo pháp luật/chính sách cho các Phòng/Ban/Bộ phận.
Ví dụ:
- Bộ phận pháp chế hướng dẫn quy định về quảng cáo/chương trình khuyến mại cho bộ phận Marketing trong công ty thương mại;
- Bộ phận pháp chế đào tạo Pháp luật kinh doanh Bất động sản, Quy định của Luật đất đai, Luật nhà ở cho Bộ phận kinh doanh/bán hàng trong công ty bất động sản;
- Bộ phận pháp chế đào tạo về pháp luật dân sự trong giao dịch bảo đảm hoặc thẩm định tính hợp pháp trong các hồ sơ tài liệu của khách hàng cá nhân cho Khối kinh doanh sản phẩm tín dụng của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng;
- …
TƯ PHÁP
Phòng pháp chế là Bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát tuân thủ và xử lý với các trường hợp vi phạm.
- Trong trường hợp Doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, Bộ phận pháp chế chính là Bộ phận nghiên cứu, tham mưu và thực hiện các biện pháp giải quyết/ứng phó;
- Trường hợp Cá nhân/Phòng/Ban/Bộ phận trong công ty vi phạm chính sách nội bộ, Bộ phận pháp chế chính là Bộ phận xem xét, đánh giá, đề xuất và thực thi phương án kỷ luật;
- Trường hợp Doanh nghiệp có tranh chấp hợp đồng với Đối tác, Bộ phận pháp chế cũng là Bộ phận đánh giá, đề xuất phương án đàm phán và thực hiện thương lượng/hòa giải/giải quyết tranh chấp.
Với tầm quan trọng của Phòng pháp chế và những khó khăn để có thể xây dựng được một Phòng pháp chế hoạt động hiệu quả, thì lời giải chính là:
PHÒNG PHÁP CHẾ THUÊ NGOÀI
Giải pháp pháp chế tối ưu cho Doanh nghiệp dưới 30 nhân sự
King là hãng tư vấn quản trị, cung cấp các giải pháp chiến lược giúp Doanh nghiệp khắc phục các điểm yếu, loại rủi ro tiềm ẩn và scale up.
Chúng tôi tạo ra Phòng pháp chế thuê ngoài để giúp Doanh nghiệp của bạn, dù ở quy mô nào, lĩnh vực nào cũng có thể có một Phòng pháp chế làm việc hiệu quả cao nhất với chi phí tối ưu nhất.
Bạn không còn phải lo lắng việc Tuyển pháp chế, Xây dựng Phòng pháp chế, hay các rủi ro pháp lý không lường trước của Doanh nghiệp nữa!
Nội dung công việc của PHÒNG PHÁP CHẾ KING
👍 Cố vấn/Tham mưu:
Giải đáp toàn bộ thắc mắc, tham mưu giải pháp các vấn đề liên quan đến hoạt động của các Phòng/Ban và Ban lãnh đạo của Bên A.
👍 Soạn thảo văn bản pháp lý quản trị nội bộ:
Quyết định, Biên bản họp, Công văn, Thông báo, Hợp đồng, Quy trình, Quy chế, Nội quy, Chính sách công ty, …
👍 Hỗ trợ thủ tục hành chính:
Tư vấn, Thẩm định đánh giá điều kiện cơ sở, soạn toàn bộ hồ sơ cần thiết và hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình kinh doanh như: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký đầu tư, Đăng ký lưu hành sản phẩm, Giấy phép con, Thuế – BHXH, Xuất nhập khẩu, Sở hữu trí tuệ,…
👍 Hợp đồng:
Review hợp đồng, soạn thảo hợp đồng, cố vấn phương án, tìm các key then chốt để đàm phán hợp đồng, hướng dẫn và hỗ trợ quản trị hợp đồng, dự phòng rủi ro và đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp;
👍 Compliant – Kiểm soát tuân thủ:
Tư vấn, hỗ trợ giải pháp quản trị quan hệ cổ đông; Hỗ trợ, tư vấn quy trình nội bộ để kiểm soát các hoạt động tuân thủ chính sách nội bộ và pháp luật;
Quy trình tương tác và làm việc với PHÒNG PHÁP CHẾ King
Phòng pháp chế King sẽ nghiên cứu kỹ yêu cầu của Khách hàng để đưa ra đề nghị cấp một lần cho tất cả các thông tin Bên B cần phục vụ công việc tư vấn. King sẽ đưa ra đề nghị về tài liệu và đưa ra ý kiến tư vấn nhanh nhất có thể nhưng không vượt quá các mốc thời gian như sau:
👉 Cố vấn/Tham mưu:
Thời gian đưa ra yêu cầu về thông tin, tài liệu: Không quá 04 giờ làm việc.
Thời gian đưa ra ý kiến tư vấn: Không quá 24 giờ/01 vấn đề từ khi nhận được đủ thông tin.
👉 Soạn thảo văn bản pháp lý quản trị nội bộ:
Thời gian đưa ra yêu cầu về thông tin, tài liệu: Không quá 04 giờ làm việc.
Thời gian đưa ra dự thảo: Không quá 24 giờ/01 tài liệu từ khi nhận được đủ thông tin.
👉 Hỗ trợ thủ tục hành chính:
Thời gian đưa ra yêu cầu về thông tin, tài liệu: Không quá 04 giờ làm việc.
Thời gian đưa ra ý kiến tư vấn: Không quá 24 giờ/01 thủ tục từ khi nhận được đủ thông tin (thời gian trên không bao gồm thời gian giải quyết của cơ quan nhà nước).
👉 Hợp đồng:
Thời gian đưa ra yêu cầu về thông tin, tài liệu: Không quá 04 giờ làm việc.
Thời gian đưa ra ý kiến review: Không quá 12 giờ/01 hợp đồng từ khi nhận được đủ thông tin.
Thời gian đưa ra dự thảo Hợp đồng: Không quá 48 giờ/01 hợp đồng từ khi nhận được đủ thông tin.
👉 Compliant – Kiểm soát tuân thủ:
Thời gian đưa ra yêu cầu về thông tin, tài liệu: Không quá 04 giờ làm việc.
Thời gian đưa ra ý kiến review: Không quá 12 giờ/01 vấn đề từ khi nhận được đủ thông tin.