Contents
Khi nhắc đến từ “truyền thống” đa số mọi người đều sẽ liên tưởng đến những thứ cũ kỹ và lạc hậu. Thế nhưng, Marketing truyền thống không như vậy. Dù là trước đây hay bây giờ, phương thức Marketing này vẫn là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của nhiều doanh nghiệp.
Hình thức Marketing truyền thống
Theo thời gian có rất nhiều khái niệm về Marketing khác nhau được ra đời. Để tránh việc khiến bạn bơi trong một “bể” kiến thức thì trong nội dung này, mình sẽ chỉ giới thiệu đến Sếp khái niệm được sử dụng phổ biến nhất của Philip Kotler đó là: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.
Hiểu theo cách đơn giản, Marketing truyền thống là tất cả hoạt động tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ sáng tạo, truyền đạt đến phân phối, nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu cùng, đối tác và xã hội nói chung mà không dựa vào các phương tiện kỹ thuật số hay Internet.
Nói cách khác, Marketing truyền thống là chiến lược quảng cáo cho cá nhân/tổ chức/ doanh nghiệp mà không dùng Internet. Tuy nhiên, Sếp cũng có thể hiểu rằng, Marketing chính là việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua trao đổi giữa doanh nghiệp, khách hàng và cả cộng đồng.
Khi nhắc đến cụm từ “cha đẻ của Marketing” thì tất cả những Sếp trong ngành đều biết đến cái tên “Philip Kotler”. Theo mình tìm hiểu thì ông là tác giả của cuốn Marketing Management – một trong những cuốn sách kinh điển của ngành Marketing thế giới.
Bên cạnh đó, Philip Kotler còn là một chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược Marketing và là giáo sư tại một số trường đại học như Johnson & son, …
Để nhận biết Marketing truyền thống, Sếp có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:
Ngoài 3 đặc điểm trên, Sếp có thể nhận biết Marketing truyền thống qua cách thức tiếp thị hay các công cụ truyền thông của nó. Ở những phần sau mình sẽ giải thích rõ hơn về cách nhận biết này.
Hiện nay, có hai hình thức Marketing truyền thống. Thứ nhất là cách sử dụng phương thức bán hàng truyền thống như: tờ rơi, tivi, báo đài,… Thứ hai là việc doanh nghiệp/ tổ chức chú trọng khâu sản xuất, phân phối sản phẩm hơn và dùng Marketing để bán hàng sau khi sản xuất sản phẩm. Giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt về cách thức tiếp cận khách hàng. Do đó, trong quá trình thực hiện Sếp cần lưu ý thật kỹ cả hai hình thức này.
Phân biệt tiếp thị truyền thống và hiện đại
Tuy Marketing truyền thống là “bàn đạp” để Marketing hiện đại ra đời. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của chúng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Để có thể phân biệt chúng, Sếp có thể dựa vào 3 tiêu chí sau:
Về chi tiết các công cụ của Marketing truyền thống, mình sẽ giải thích rõ ở phần sau.
Mặc dù Marketing không phải là xu hướng mới, nhưng nó đã tồn tại trên thế giới này rất nhiều năm nay. Theo thời gian, Marketing chỉ thay đổi về hình thức triển khai. Dưới sự phát triển của công nghệ số, Marketing đã tạo ra sức ảnh hướng lớn giữa sự kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Để giúp Sếp hiểu rõ hơn về cả hai hình thức Marketing này, mình sẽ có phần phân tích cụ thể nhất.
Đây là hình thức Marketing có từ rất lâu và hầu như chỉ tập trung và sản phẩm/dịch vụ. Nếu Sếp có sản phẩm và muốn giới thiệu tới người tiêu dùng. Sếp chỉ cần sử dụng các platform phổ biến như: quảng cáo ngoài trời (OOH), truyền hình (TV), radio, tạp chí, báo in…v.v. Ngoài ra, Marketing truyền thống còn là nguồn cội, là cơ sở cho sự ra đời của Marketing hiện đại.
Các công cụ được sử dụng phổ biến như báo in, tạp, radio, đài truyền hình (tv), quảng cáo ngoài trời (OOH)
Marketing hiện đại là phương thức tiếp thị ra đời trong thời kỳ công nghệ số phát triển. Tiêu điểm của Marketing hiện đại là “bán cái mà khách hàng cần”. Nghĩa là Sếp phải luôn cố gắng đáp ứng được nhu cầu và những mong muốn riêng của khách hàng tiềm năng.
Marketing truyền thống mặc dù là phương thức tiếp thị hiệu quả giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng địa phương,… Thế nhưng nó còn vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục. Trong nội dung này mình sẽ đưa ra cả ưu và nhược điểm của Marketing truyền thống để Sếp nhận thấy rõ hơn.
Marketing truyền thống có 5 ưu điểm nổi bật và có giá trị nhất mà các phương thức Marketing khác chưa thể đạt được. Cụ thể là gì?
Khi Sếp sử dụng các tấm banner hay leaflet, … để quảng cáo cho sản phẩm của mình thì việc tái sử dụng trong tương lai là hoàn toàn có thể. Hơn nữa, với phương thức quảng cáo này thì sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể đọc đi đọc lại ở mọi lúc mọi nơi mà không cần đến Internet.
Ví dụ về Marketing truyền thống: Leaflet (tờ rơi)
Đến địa phương, tiếp cận đối tượng khách hàng có tiềm năng cũng là cách phát triển Marketing hiệu quả. Ở đó, Sếp có thể sử dụng tiếp thị truyền thống thông qua đài phát thanh, radio, báo chí, tờ rơi, OOH, …dễ dàng.
Marketing truyền thống: quảng cáo OOH của BEAMIN tại Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Có lẽ, Marketing truyền thống đã rất quen thuộc đối với người tiêu dùng. Chính vì thế, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận đầy đủ thông tin về sản phẩm qua tờ rơi, áp phích, … mà không phải giải thích quá nhiều. Nhất là đối với những khách hàng thuộc tuổi trung niên, người già sống ở các vùng nông thôn. Phương thức Marketing này khá được ưa chuộng và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp hơn phương thức tiếp thị trực tuyến “chỉ” dành cho giới trẻ.
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen đã thực hiện một cuộc khảo sát về quảng cáo tại 60 quốc gia với hơn 30,000 người tham gia khảo sát. Mục đích nhằm đánh giá về mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo. Kết quả cho thấy: tại Việt Nam có đến 70% người tiêu dùng là tin vào quảng cáo trên TV, 65% tin vào quảng cáo trên tạp chí và 60% tin vào radio và báo.
Khi kết hợp các phương tiện quảng cáo truyền thống lại với nhau sẽ giúp Sếp tiếp cận được số lượng lớn khách hàng có độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, … khác nhau. Đồng nghĩa với việc hình ảnh và thông điệp quảng cáo của Sếp đã được truyền tải đến các đối tượng khách hàng mới và tạo nhận thức cho họ về sản phẩm của thương hiệu.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì Marketing truyền thống vẫn còn tồn tại những hạn chế. Sếp có thể dựa vào những nhược điểm này để có cách khắc phục tốt hơn.
Hạn chế của Marketing truyền thống cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể khắc phục được, chính là khả năng đo lường. Sếp sẽ chẳng thể đo lường hiệu quả của chiến dịch khi không có bất kỳ một dữ liệu cụ thể nào. Bởi vì, Sếp sẽ không biết được cụ thể có bao nhiêu người đã nhìn thấy quảng cáo OOH của mình. Cũng như không biết được thông điệp mà Sếp phát đi có phù hợp với khách hàng hay không. Nó tương tự như việc Sếp bắn một mũi tên nhưng không biết nó có trúng mục tiêu mà bạn hướng đến hay không vậy!
Bất kể phương thức Marketing nào thì cũng cần có thời gian chuẩn bị, lên kế hoạch và triển khai. Tuy nhiên, đối với tiếp thị truyền thống đòi hỏi Sếp phải tốn rất nhiều thời gian.
Ví dụ như quảng cáo OOH, Sếp sẽ không chỉ lên ý tưởng, thiết kế mà còn là sản xuất, in ấn, lắp ráp,… hàng tỉ các khâu chuẩn bị và chi phí cần phải trả. Hay đối với quảng cáo truyền hình (TV), để được một TVC quảng cáo chỉ 30s trên TV đâu chỉ là tốn chi phí cao mà công sức bỏ ra cũng không hề nhỏ. Vừa lên ý tưởng, viết kịch bản, vừa thuê diễn viên, đạo cụ, cả team production house phải thức ngày thức đêm để quay từng hoạt cảnh một thì mới cho ra được một thành phẩm “ổn” chiếu trên TV.
Công cụ Marketing truyền thống thì khá là đa dạng. Tuy nhiên, trong số đó nổi bật và quen thuộc nhất với đại đa số người tiêu dùng vẫn là TV và Radio.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng truyền hình có mật độ phủ sóng vô cùng lớn và lượng reach mà nó mang về là rất đáng kể. Ở thời điểm hiện tại, TV vẫn là phương tiện phổ biến với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, dù ở nông thôn hay thành thị. Truyền hình giờ đây đã trở nên sáng tạo hơn với những nội dung gần gũi dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt là những chương trình được chiếu theo từng khung giờ phù hợp với đối tượng người xem.
Bên cạnh đó, dù cho thói quen xem TV của người tiêu dùng có phần thay đổi, nhưng có thể nói đây vẫn là công cụ truyền tải thông điệp quan trọng. Người tiêu dùng vẫn coi TV là nơi cung cấp các thông tin chính thống, đáng tin cậy, Vì thế mà họ có ít sự “đề phòng”, để từ đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng khiến cho khán giả nhận thức về thương hiệu của mình.
Truyền hình giờ đây đã trở nên sáng tạo hơn với những nội dung gần gũi
Radio tuy không có độ phủ sóng cao như TV, nhưng vẫn đang là một kênh Marketing truyền thống uy tín. Việc nghe đài hiện nay của khán giả không còn bị giới hạn như trước. Chỉ cần có một chiếc điện thoại, tải app về là có thể nghe đài ở mọi lúc.
Hiện nay, các thương hiệu công nghệ, ngân hàng, … vẫn đang tin tưởng radio để truyền tải thông điệp đến các đối tượng khách hàng có nhân khẩu học khác nhau. Uu điểm nổi bật của radio chính là sự tối giản trong nhân sự và ngân sách so với các công cụ tiếp thị khác.
Radio tuy không có độ phủ sóng cao như TV nhưng vẫn đang là một kênh marketing truyền thống uy tín
Marketing truyền thống vẫn còn phù hợp trong môi trường truyền thông kỹ thuật số ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng cần được thay đổi đôi chút để có thể phối hợp nhịp nhàng với kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp họ trở nên tốt hơn.
Ngày nay, các Marketer thường sẽ quyết định kết hợp Marketing truyền thống và Marketing hiện đại với nhau. Để từ đó tận dụng được những lợi thế mà hai phương thức này mang lại và triệt tiêu đi nhược điểm của mỗi bên.
Với cách làm này, các doanh nghiệp không chỉ điều hướng được khách hàng của mình qua các kênh bán hàng mà còn tạo nhận thức, thu hút họ mua hàng một cách nhanh chóng.
Để một chiến lược Marketing theo cách truyền thống hoạt động một cách hiệu quả nhất. Sếp cần lựa chọn các hình thức phù hợp với mục tiêu mà mình hướng đến. Để từ đó giúp thương hiệu tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo nhận thức về sản phẩm của mình cho họ.
Trong nội dung này, mình sẽ giới thiệu tới Sếp một số các hình thức mà hầu hết các chiến lược Marketing thành công thường áp dụng nhất.
Chúng ta không thể phủ nhận được sự phủ sóng gần như toàn bộ của internet ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, phát tờ rơi vẫn là một hình thức quảng cáo hiệu quả để Sếp có thể tiếp cận tệp khách hàng địa phương của mình.
Qua các tờ rơi, khách hàng có thể biết thêm được nhiều thông tin, dữ kiện về sản phẩm mà Sếp cung cấp. Vì thế để khiến họ cảm thấy thích thú và ghi nhớ về thương hiệu của mình ngoài các thông tin giá trị, số liệu tin cậy. Sếp cũng cần có các hình ảnh, kiểu dáng ấn tượng được in trên leaflet.
Phát tờ rơi vẫn là một hình thức quảng cáo hiệu quả để Sếp có thể tiếp cận tệp khách hàng địa phương
Một nghiên cứu của Bright Local vào 2019, thì có đến 60% khách hàng thích giao tiếp với doanh nghiệp khi có nhu cầu. Theo Forrester, có đến 84% telesale là yếu tố then chốt trong quảng cáo và bán hàng. Cho nên, việc tiếp thị qua điện thoại vẫn là cách quảng cáo không thể thiếu dù cho sự phát triển của các ứng dụng trò chuyện đang ngày một tăng lên.
Có đến 84% telesale là yếu tố then chốt trong quảng cáo và bán hàng.
Các buổi hội thảo hay webinar là cơ hội để Sếp có thể giao tiếp với khách hàng một cách gần nhất. Vì thế, Sếp nên tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp hoặc các buổi webinar trực tuyến để cung cấp các kiến thức liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Từ đó thì khách hàng cũng hiểu hơn về sản phẩm của doanh nghiệp và Sếp cũng biết được khách hàng của mình đang cần điều gì? Họ còn thắc mắc gì về sản phẩm? Điều gì gây cản trở cho quá trình mua hàng? hay thậm chí là Giai đoạn nhận thức về thương hiệu của khách hàng có bị các yếu tố “nhiễu” tác động hay không.
Webinar là cơ hội để Sếp có thể giao tiếp với khách hàng một cách gần nhất.
Như mình có phân tích kỹ ở phần các công cụ truyền thông. TVC quảng cáo trên truyền hình luôn là lựa chọn để Sếp có thể tiếp cận cũng như nâng cao sự uy tín đối với khán giả. Mặc dù, nó “ngốn” một khoản ngân sách khá lớn và dường như chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có vị thế vững chắc. Tuy nhiên, hình thức này chưa thật sự phù hợp với các công ty startup có nguồn vốn hạn chế.
Quảng cáo truyền hình là lựa chọn để Sếp có thể tiếp cận cũng như nâng cao sự uy tín đối với khán giả.
Hình thức Marketing truyền thống này đang được các doanh nghiệp áp dụng khá là phổ biến ở thời điểm hiện tại. Nhất là trong các chương trình giải trí, mv ca nhạc, bởi vì đây là nơi thu hút được số lượng lớn khách hàng. Để từ đó có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp lên.
Tài trợ có ba loại đó là tài trợ toàn bộ chương trình, tham gia tài trợ, và quảng cáo ngắn ở giữa, đầu hoặc sau khi một chương trình kết thúc/bắt đầu. Phổ biến hơn cả đó là hình thức tham gia tài trợ bởi nó giúp Marketing có thể tối ưu được chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Báo chí là hình thức không thể thiếu đối với bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào. Để có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng thì nội dung của các bài báo cần liên quan đến các giá trị mà Marketing có thể đem đến cho họ. Tuy nhiên, cần hạn chế nói quá nhiều về doanh nghiệp.
Ngoài ra thì con người ngày nay cũng rất dễ bị thu hút bởi các câu chuyện mang tính “giật tít”. Vì vậy, Sếp có thể xây dựng nên các bài báo dạng này, nhưng lưu ý đừng nên hư cấu quá tránh ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp mà thương hiệu đang gây dựng nên.
Xem thêm: 12 chính sách quảng cáo Facebook bạn phải biết
Nhiều người cho rằng quảng cáo ngoài trời dần lỗi thời nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Hình thức này đang dần trở nên thu hút, sáng tạo và hấp dẫn hơn trước rất nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thành công mà OOH mang lại qua các cuộc đại chiến cà khịa của “Milo và Ovaltine”, hay “Grab và Beamin” vậy.
Milo và Ovaltine “khịa” nhau qua 2 tấm billboard
Như đã chia sẻ về ưu và nhược điểm của tiếp thị truyền thống. Mình nghĩ đây là một phương thức tiếp thị không còn xa lạ và chúng ta cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó. Dù là cách giao tiếp 1 chiều với khách hàng nhưng nó vẫn có những lợi thế mà phương thức tiếp thị hiện đại không thể đạt được.
Cho nên, mình chỉ có một lưu ý duy nhất dành cho Sếp khi thực hiện phương thức tiếp thị truyền thống rằng.
Đây chỉ là cách Sếp tạo nhận thức cho khách hàng về thương hiệu của mình. Thế nên, để có thể chuyển đổi họ thành người mua hàng thì còn cần sự kết hợp của các phương thức truyền thông khác.
Một chiến lược truyền thông sẽ chẳng thể thành công nếu Sếp chọn cách giao tiếp một mình. Nó cần là sự tương tác gửi và phản hồi của cả đôi bên. Nhất là khi sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số đang được đẩy mạnh.
Với sự phát triển của công nghệ, xu hướng người dùng cũng thay đổi mở ra cho các Marketer nhiều lựa chọn các giải pháp sáng tạo mới mẻ hơn. Nhưng không đồng nghĩa với việc Marketing truyền thống dần bị thoái trào mà ngược lại nó lại là một trợ thủ đắc lực của thương hiệu, đẩy mạnh sự phát triển của quảng cáo Digital Marketing.
Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ là nguồn tư liệu bổ ích giúp Sếp hiểu và có cái nhìn khái quát hơn về giá trị của tiếp thị truyền thống.
Dù tồn tại nhiều hạn chế nhưng marketing truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing hiện đại. Vì vậy, các Marketers đừng chủ quan mà hãy học hỏi và trang bị đầy đủ kiến thức trước khi bước vào nghề.
Bạn muốn tăng doanh số bán hàng trên TikTok nhưng chưa biết bắt đầu từ…
Dịch vụ quay video quảng cáo VPCS Casino Game Bài chuyên nghiệp, sáng tạo. Chúng…
Muốn "VPCS Casino Game Bài" trở thành từ khóa hot nhất trên thị trường? Tham…
Chiến lược tuyển sỉ sẽ giúp bạn xây dựng và mở rộng mạng lưới đại…
SadCaptcha là một giải pháp hiệu quả để tự động hóa quá trình giải captcha…
Khóa học VPCS cho Marketer chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này,…