KOC là gì? Nếu bạn đã quá quen thuộc với khái niệm KOL hay Influencers thì hiện nay KOC cũng đã đóng một vai trò quan trọng, xuất hiện khá nhiều trong các chiến dịch tiếp thị cùng các nhãn hàng.
Contents
KOC là từ viết tắt của Key Opinion Consumer, dịch nghĩa tiếng Việt nôm na là “người tiêu dùng chủ chốt”. KOC là người tiêu dùng, là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhưng họ có một sự ảnh hưởng lớn trên thị trường tiêu dùng, khác với những người tiêu dùng thông thường.
Mình sẽ ví dụ đơn giản cho dễ hiểu,
Khách hàng hay người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, họ theo dõi quảng cáo trên các kênh digital hay các kênh truyền thống, nhìn vào họ sẽ biết ngay đó là quảng cáo, đó là tiếng nói xuất phát từ nhãn hàng.
Giờ họ không thích như vậy nữa,
Người tiêu dùng hiện nay thích nghe và có cảm giác tin tưởng hơn nếu nhận được giới thiệu, chia sẻ, đánh giá từ bạn bè, người quen xung quanh của họ – chính là những người trải nghiệm, sử dụng sản phẩm/trước.
Chính vì lẽ đó nên KOC mới ra đời.
Cho những bạn chưa biết,
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader. Nhìn chung, KOL là người có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng, mạng xã hội nói chung. Họ được các nhãn hàng mới tham gia vào các chiến dịch tiếp thị.
KOLs cũng có nhiều cấp độ KOLs, tùy vào độ ảnh hưởng của họ trên mạng xã hội – thường là dựa vào số lượng người theo dõi ở các tài khoản mạng xã hội.
KOLs sẽ review về những trải nghiệm của họ có thể đã sử dụng hoặc không sử dụng, nhưng phải tuân theo kịch bản của nhãn hàng, thương hiệu book họ.
Như phần trên mình cũng đã đề cập, người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, chỉ cần nhìn vào bài post họ cũng đã biết bài này có dán nhãn quảng cáo hay không?
Giữa thị trường được coi như bão hòa về KOLs bạn nghĩ những chiến dịch này có thật sự phát huy hiệu quả như lúc ban đầu nữa hay không?
Để có thể hiểu phân biệt sự khác nhau giữa KOC và KOL chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây!
KOC là người tiêu dùng đích thực,
Đúng là như vậy!
KOC review sản phẩm, dịch vụ mang tính chất khách quan pha lẫn một chủ quan từ họ. Những nhận xét này trước hết có sự chân thực, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ kịch bản hay có sự dàn xếp gì từ nhãn hàng và thương hiệu.
Một số KOC hiện nay họ sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển tên tuổi của họ. Sau đó thử trải nghiệm, sử dụng sản phẩm. Sau đó nữa là làm một bài review về sản phẩm.
Thành công của KOC chính là nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ; cũng có thể không. Nhưng KOC những nhận xét mang tính khách quan của KOC có tác động rất hiệu quả đến khách hàng vì những trải nghiệm mang tính chân thực trong phần đánh giá, nhận xét của họ.
Hiện nay, khi gõ từ khóa về KOLs chúng ta sẽ nhận về hàng loạt dịch vụ với giá cả khác nhau. Các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và kí hợp đồng để hợp tác. Thương hiệu sẽ chi tiền cho những KOLs và KOLs có cơ hội sử dụng sản phẩm free để quảng bá đến khách hàng tiềm năng.
Ngược lại với KOC- Đầu tiên họ sẽ đứng trên cương vị là những người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm họ quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm của KOC sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng.
KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn. KOC tập trung nhiều hơn vào phía hoạt động, chẳng hạn như bán hàng và dịch vụ khách hàng, một khi bạn trở thành đối tượng mục tiêu của họ. Nói tóm lại, KOC có tác động mạnh nhưng độ phủ thấp.
KOLs được phân loại dựa trên lượng người Follow. Ví dụ, những Influencer có ảnh hưởng Nano sẽ có lượng follow từ 1.000 đến 10.000 nghìn người theo dõi, Micro sẽ có từ 10.000 đến 50.000 nghìn người theo dõi và trên 1000.000 triệu người theo dõi được xếp vào nhóm mega.
Đây là một trong nhiều tiêu chí để người ta đánh giá và lựa chọn KOL cũng như Influencer trong chiến dịch Marketing. Nhưng đối với KOC thì lượng Follow không phải là yếu tố quyết định để xem xét. Nhiều người đánh giá rất chân thực nhưng mới đi vào công việc nên họ còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.
Trong khi KOLs đòi hỏi là những người có chuyên môn, kiến thức sâu về Thị Trường Ngách nhất định để có thể dẫn dắt người dùng thì KOC lại không hoàn toàn như thế. Họ đứng trong tâm thế là một người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình.
Mặc dù là thế các KOC vẫn sở hữu độ tin cậy cao trong tâm trí khách hàng. Đánh giá của KOC sẽ dễ dàng được đón nhận vì nó thực tế mà không hề mang tính quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu nào. Ngược lại, với nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng PR sản phẩm không được khéo léo thì người mua vẫn hoàn toàn có thể nhận ra.
Lòng tin và sự chân thật chính là điều mình nghĩ ngay đến khi đề cập về KOC.
Tất nhiên nếu hiệu quả những review từ KOC sẽ ngay lập mang lại mục tiêu như mong muốn cho nhãn hàng. Nhưng nhìn chung, về lâu dài hợp tác với KOC sẽ khiến cho khách hàng xây dựng dần độ tin tưởng dành cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Book KOC lúc nào cũng rẻ hơn KOL?
Chính xác là như vậy
Thông thường khi hợp tác cùng KOL bạn phải liên hệ thông qua agency hoặc người đại diện. Dù cho liên hệ bằng cách nào chi phí vẫn tương đối cao.
Chi phí sẽ dựa vào
KOC thì khác,
HIện nay, theo thông tin chung, bạn chỉ phải chi trả theo % hoa hồng (theo thỏa thuận) dựa trên số đơn hàng có được sau khi KOC tung bài review, đánh giá.
Ngoài ra, còn có thể chi trả dựa theo độ tương tác trên mỗi bài review.
Cả KOC và KOL đều là những nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong chiến dịch truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách sử dụng KOC và KOL lại có phần khác nhau.
Nhãn hàng sẽ sử dụng KOL với mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn, KOL có thể trở thành người đại diện cho nhãn hàng đó.
Ví dụ: Khi nhãn hàng ra mắt bất kỳ sản phẩm nào, dựa trên nhóm đối tượng khách hàng họ hướng tới phù hợp với tệp Fan của những KOL nào, họ sẽ mời những KOL đó đến dự lễ ra mắt sản phẩm hoặc đăng tải các nội dung quảng bá về sản phẩm đó.
Ngược lại, KOC sẽ là những người chịu trách nhiệm trải nghiệm và đưa ra đánh giá chân thực về sản phẩm. Từ đó làm tăng độ tin tưởng của khách hàng về sản phẩm, khiến khách hàng ra quyết định mua.
Mới đây “Hiệp hội hạt gạo làng ta” đã cho ra mắt sản phẩm mới có tên gọi là “Cơm lứt huyết rồng”. Tại sự kiện ra mắt rất đông các bạn là Tiktok, KOL, KOC được mời đến dùng thử sản phẩm và review.
Xem Thêm >>Hướng Dẫn Cách SEO Bài Viết lên Top Google mới nhất 2021.
Đối với phần câu hỏi này, mình sẽ không hướng bạn đến 1 câu trả lời nhất định: nên hay không nên?
Vì điều này còn tùy thuộc vào định hướng phát triển sản phẩm/dịch vụ và mục tiêu tiếp thị của từng bên.
Như mình đã nói ở trên KOC không phụ thuộc vào bất kỳ kịch bản hay sự dàn xếp gì của nhãn hàng khi quyết định review 1 sản phẩm.
Nhưng nếu muốn hợp tác cùng KOC, bạn hãy chủ động liên hệ với họ, ngỏ ý về dự định của bạn.
Nhưng,
Chắc bạn cũng hiểu phần sau dấu ba chấm mình muốn nói.
Còn nếu bạn quyết định thuê KOL/Influencers?
Tuy KOL hiện nay trên thị trường tiếp thị khá bão hòa, nhưng không thể phủ nhận được độ viral của chiến dịch tiếp thị có sự xuất hiện của KOL nếu-như-hiệu-quả.
Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của mình, là ý kiến cá nhân nhé các bạn
Nếu các bạn muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, phủ sóng thương hiệu nhiều nhất có thể trên mạng xã hội hãy hợp tác cùng KOL/Influencers.
Nếu các bạn muốn thúc đẩy doanh số từ những khách hàng tiềm năng nhất hay hợp tác cùng KOC.
Bạn muốn tăng doanh số bán hàng trên TikTok nhưng chưa biết bắt đầu từ…
Dịch vụ quay video quảng cáo VPCS Casino Game Bài chuyên nghiệp, sáng tạo. Chúng…
Muốn "VPCS Casino Game Bài" trở thành từ khóa hot nhất trên thị trường? Tham…
Chiến lược tuyển sỉ sẽ giúp bạn xây dựng và mở rộng mạng lưới đại…
SadCaptcha là một giải pháp hiệu quả để tự động hóa quá trình giải captcha…
Khóa học VPCS cho Marketer chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này,…