Hiện nay việc các tài khoản Google Ads bị tạm ngưng do các lỗi tránh né hệ thống, thanh toán đáng ngờ, phương thức kinh doanh, phá vỡ .. Diễn ra rất phổ biến, tuy nhiên khi google khóa tài khoản của bạn đó chưa phải là dấu chấm hết. Bạn hoàn toàn có thể kháng nghị nếu không vi phạm, vì đây có thể là sai sót của hệ thống google. Hoặc nếu gặp may trong trường hợp bạn vi phạm bạn vẫn có cơ hội phục hồi lại được tài khoản quảng cáo bằng cách kháng nghị.
Contents
Nguyên nhân lỗi tránh né hệ thống và cách khắc phục
Tham gia vào các hoạt động nhằm tìm cách tránh né hoặc gây trở ngại cho các hệ thống và quy trình quảng cáo của Google. Ví dụ (danh sách chưa đầy đủ): Chuyển hướng đến nội dung không tuân thủ, sử dụng DNS động để chuyển sang trang hoặc nội dung quảng cáo khác, sửa đổi nội dung trang web hoặc hạn chế quyền truy cập vào nhiều trang đích khiến Google khó có thể xem xét thỏa đáng trang web của bạn
Sửa đổi văn bản quảng cáo nhằm tìm cách tránh né các hoạt động kiểm tra của hệ thống tự động . Ví dụ: Ghi sai chính tả các từ hoặc cụm từ mà Google cấm sử dụng để quảng cáo không bị từ chối; sửa đổi cụm từ nhãn hiệu trong văn bản quảng cáo để tránh bị áp dụng các quy định hạn chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó
Nguyên nhân lỗi thanh toán đáng ngờ và cách khắc phục
Lỗi thanh toán đáng ngờ thường xảy ra khi bạn thay đổi ngân sách chiến dịch hoặc nạp tiền từ nguồn phương thức thanh toán không xác định.
Thỉnh thoảng một số phương thức thanh toán lần đầu add vào cũng bị khóa để buộc bạn phải xác minh tính chính chủ của PTTT bạn đang sử dụng
Nguyên nhân lỗi Các phương thức kinh doanh không được chấp nhận
Nguyên nhân lỗi này do bạn chạy các loại sản phẩm VPCS như casino hay crypto …
Nguyên nhân lỗi phá vỡ hệ thống và cách khắc phục
Lỗi phá vỡ hệ thống thường xảy ra khi bạn thay đổi cấu hình chiến dịch một cách đột ngột, hoặc tìm cách lách luật của google ads
Xem cách khắc phục
Nguyên nhân tại sao tài khoản Google ADS bị tạm ngưng?
Tài khoản Google ADS bị tạm ngưng thường do quảng cáo hoặc trang web của bạn đã vi phạm một trong những chính sách của Google. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều sẽ không biết được nguyên nhân chính xác. Do vậy, phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các chính sách của Google để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất.
- Trang web của bạn bị tấn công.
- Quảng cáo, trang web, trang đích hoặc ứng dụng của bạn có phần mềm độc hại, nội dung không được chấp nhận, nội dung lừa đảo hoặc chuyển hướng, có hại cho khách truy cập. Trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu trang web không nhận thức được sự hiện diện của phần mềm độc hại. Do đó, tài khoản AdWords của họ bị tạm ngưng.
- Xuyên tạc.
- Phá vỡ hệ thống Google: Nếu trang web của bạn hiển thị một phiên bản nội dung cho Google và một phiên bản khác cho khách truy cập trang web thì đây được coi là một hành vi lừa đảo được gọi là kỹ thuật che giấu.
- Các hành vi lừa đảo: Nếu nội dung của bạn nói về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến các vấn đề xã hội, chính trị và các vấn đề khác mà công chúng quan tâm thì bạn cần phải nêu rõ danh tính và mối quan hệ của mình. Bởi lẽ, bất cứ điều gì có biểu hiện của chiến thuật mồi và chuyển đổi đều có thể bị coi là lừa đảo.
- Vi phạm nhãn hiệu: Nếu sản phẩm bạn đang bán giống như một bản sao của sản phẩm khác, Google sẽ nghĩ rằng bạn đang tham gia vào các hoạt động giả mạo. Ngoài ra, nếu bạn là người bán lại được ủy quyền thì bạn cần đăng ký riêng với Google để quảng cáo của bạn được hiển thị.
- Những hành động bị cấm:
- Bán thuốc qua các hiệu thuốc trái phép: Bởi vì ma túy là chất được quản lý chặt chẽ nên tài khoản của bạn có thể bị tạm ngưng nếu bạn bán thuốc theo toa mà không có đơn thuốc hoặc nhắm mục tiêu đến các địa điểm mà bạn không có giấy phép bán các loại thuốc đó.
- Vi phạm luật địa phương: Quảng cáo của bạn không tuân thủ luật địa phương. Ví dụ như ở Vương quốc Anh thì bạn không thể quảng cáo xét nghiệm quan hệ cha con. Do vậy, bạn phải thực hiện nghiên cứu về luật pháp của nơi quảng cáo để có thể được hiển thị một cách hợp pháp.
- Các hoạt động kinh doanh không được chấp nhận khác: Các hành vi như hiển thị quảng cáo để thu hút người dùng. Sau đó lừa họ chia sẻ thông tin y tế, tài chính hoặc thông tin cá nhân hoặc trình bày sai về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Khoản thanh toán của bạn đã đến hạn hoặc các vấn đề thanh toán khác.
- Số dư chưa được thanh toán: Nếu khoản thanh toán của bạn không thành công dù chỉ một lần, tài khoản của bạn sẽ bị tạm ngưng.
- Lạm dụng mã khuyến mại: Nếu bạn vô tình sử dụng mã khuyến mại Google ADS nhiều lần hoặc bán chúng cho người khác thì điều này là vi phạm chính sách.
- Yêu cầu khoản bồi hoàn: Nếu bạn đã yêu cầu ngân hàng của mình hoàn lại khoản thanh toán, tài khoản của bạn sẽ bị tạm ngưng.
- Hoạt động thanh toán đáng ngờ: Google đôi khi có thể nghĩ rằng thẻ tín dụng của bạn là thẻ bị đánh cắp và gắn cờ tài khoản của bạn. Họ cũng coi các chi tiết thanh toán giống nhau đối với nhiều tài khoản là đáng ngờ.
Chính sách của Google ADS
Trong danh sách, có 4 danh mục chính sách chính bao gồm việc tạm ngưng quảng cáo của Google như sau:
- Nội dung bị cấm: Những thứ như hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp, nội dung nguy hiểm, sản phẩm giả mạo, bất kỳ nội dung nào có thể hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp hoặc gây hại cho bất kỳ ai và nội dung phân biệt đối xử hoặc thù địch, đều thuộc danh mục nội dung bị cấm.
- Các hành vi bị cấm: Điều này có thể bao gồm việc che giấu trên các trang web hoặc đưa người dùng đến một trang đích tạm thời, không phải là trang đích thực sự. Ngay cả các chính sách bảo vệ dữ liệu kém cũng là một phần của các hoạt động bị cấm. Thêm vào đó, quảng cáo của bạn có hành vi không khớp với những gì trên trang web hoặc trang đích của bạn.
- Nội dung và tính năng bị hạn chế: Về cơ bản, bất kỳ nội dung nào phạm pháp hoặc không được chấp nhận trên toàn cầu đều nằm trong nhóm nội dung bị hạn chế. Điều này bao gồm rất nhiều danh mục phụ bao gồm thuốc phiện, cờ bạc và nội dung người lớn. Ngay cả nội dung chính trị cũng được đề cập trong nội dung bị hạn chế như quảng cáo chiến dịch hoặc chủ trương vấn đề.
- Biên tập và kỹ thuật: Trong tất cả các danh mục, chính sách biên tập và kỹ thuật là điều khoản chủ quan và dễ hiểu nhất. Chẳng hạn như những quảng cáo dễ tiêu thụ và “không gây khó chịu” sẽ khó bị loại bỏ. Có một số yêu cầu là các trang web phải có trải nghiệm người dùng tốt. Điều này có nghĩa là người dùng có thể kiểm soát cách họ tương tác với nội dung và trang web.
CÁC BƯỚC KHÁNG TÀI KHOẢN GOOGLE
Khi đăng nhập vào tài khoản quảng cáo Google ads bạn sẽ bắt gặp ngay dòng thông báo màu đỏ kèm theo vi phạm khiến tài khoản bị tạm ngưng.
Các lỗi thường gặp nhất là “Tài khoản của bạn đã vi phạm chính sách về tránh né hệ thống” và “Chúng tôi đã phát hiện các khoản thanh toán đáng ngờ trong tài khoản của bạn“.
Lúc này bạn cần một cái “đầu lạnh” và “tinh thần thoải mái” bắt đầu gửi đơn khiếu nại để kháng.
Bước 1: Nhấn vào Gửi đơn khiếu nại
Trong giao diện trình quản lý quảng cáo, bạn sẽ nhấn vào Liên hệ với chúng tôi.
Tiếp theo bạn sẽ thấy một nút có ghi Gửi đơn khiếu nại. Nhấp vào nó để bắt đầu kháng tài khoản Google ads.
Bước 2: Hoàn thiện thông tin đơn
Điền Tên và Email liên hệ
Đây là các trường bắt buộc, bạn cần ghi chính xác tên liên hệ. Email liên hệ và Email gửi CC.
Chọn tài khoản cần kháng
Tiếp theo nếu bạn sử dụng tai khoản quảng cáo MCC thì sẽ cần phải lựa chọn tài khoản con muốn kháng. Bạn sẽ mở danh sách các tài khoản con và sao chép ID. Sau đó dán vào phần chọn tài khoản Google Ads tránh kháng nhầm.
Nếu sử dụng tài khoản thường thì bạn sẽ bỏ qua bước chọn tài khoản con. Mà sao chép trực tiếp ID của tài khoản.
Điền URL trang web và từ khóa
Nếu bạn đang chạy trên website của mình thì dán link website của bạn tại đây. Bạn chạy các từ khóa nào trong các bài quảng cáo bạn cũng sẽ điền vào ô “Các từ khóa mẫu từ một trong các chiến dịch của bạn”. Không được bỏ trống các mục này vì là bắt buộc.
Thêm địa chỉ, mã Zip, thành phố
Điền chính xác thông tin địa chỉ mà bạn đã đăng ký trong thông tin thanh toán.
Mã Zip bưu chính bạn có thể lên Google và tra mã nơi mình đang sinh sống.
Trả lời các câu hỏi
Chọn quốc gia thanh toán là Việt Nam.
Nếu đang sử dụng tài khoản MCC thì bạn chọn “Tôi là một MCC” nếu không chọn “Một tài khoản”
“Bạn có đang quảng bá doanh nghiệp của bạn không?” Bạn chọn là “Có”
Tiếp theo bạn trả lời câu hỏi về thanh toán cho tài khoản Google Ads.
Tại phần tùy chọn thanh toán, nếu bạn dùng ví MoMo thì chọn “Khác”. Nếu không bạn chọn phương thức đã thanh toán trước đó.
Để xem ngày thanh toán gần nhất bạn chọn “Công cụ và cài đặt” -> “Tóm tắt”.
Mô tả về doang nghiệp
Bạn đang quảng cáo, kinh doanh bán hàng về sản phẩm gì. Bạn mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp của mình.
Về phần chủ sở hữu miền và mối quan hệ giữa đại lý và khách hàng có thể bỏ qua.
Tóm tắt vấn đề
Đây là phần quan trọng nhất của kháng nghị. Bạn cần ghi chi tiết vấn đề của mình tại đây.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng phần này là máy đọc nên không cần ghi đầy đủ. Đây là sai lầm. Vì chính đội ngũ hỗ trợ sẽ đọc và giúp bạn kiểm duyệt lại tài khoản. Vì thế hãy chắc chắn là bạn ghi đầy đủ thắc mắc của mình tại đây.
Hãy chụp màn hình lịch sử thanh toán, chiến dịch của bạn và Giấy phép kinh doanh để google xác nhận
Đây là bước khá quan trọng để xác minh tính chân thực của tài khoản bạn. Nếu bạn không có GPKD bạn có thể tải phôi Photoshop ở đây
Kết quả
Google sẽ thông báo kết quả về Email bạn đã đăng ký nhận sau vài ngày.
Khi thành công bạn sẽ nhận được Email giống như thế này.
Trong trình quản lý quảng cáo bạn cũng sẽ được thông báo là tài khoản đã được kích hoạt lại.
Sau khi đã nhận được thông báo này bạn đã có thể tiếp tục lên các chiến dịch quảng cáo bình thường.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của toctoc.vn về cách để gửi đơn khiếu nại Google ads. Giúp bạn kháng tài khoản Google ads bị tạm ngưng.
Chúc các bạn thành công!