Black Tips Trick Marketing

Kế hoạch marketing là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về kế hoạch marketing

Rate this post

Kế hoạch marketing là gì? Nhiều người cho rằng lập kế hoạch marketing rất không cần thiết và nó là sự lãng phí thời gian và công sức mà không mang lại kết quả gì hay cho rằng các kết quả của kế hoạch marketing không đúng với thực tế và họ nghĩ chỉ cần xử lý các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp để gia tăng doanh số hằng ngày là được. Tuy nhiên sự thật có đúng là như vậy? Bài viết dưới đây King Marketing sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn.

Contents

Kế hoạch marketing là gì?

Kế hoạch marketing là gì?

Định nghĩa

Kế hoạch marketing trong tiếng Anh gọi là Marketing Plan.

Kế hoạch Marketing là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing phải xây dựng các kế hoạch marketing để làm cơ sở tổ chức thực hiện.

Kế hoạch marketing là một văn bản pháp lí chứa đựng các chỉ dẫn cho hoạt động marketing sẽ thực hiện cho một thương hiệu hoặc một loại sản phẩm và phân bổ các hoạt động này qua thời gian thực hiện kế hoạch. 

Đặc điểm

–  Các kế hoạch marketing cũng có thời hạn thực hiện khác nhau có thể từ một năm cho đến một số năm. 

– Mỗi bản kế hoạch marketing thường có các nội dung chính là: Những phân tích cơ bản về thị trường và môi trường marketing, xác định thị trường mục tiêu, các mục tiêu marketing cụ thể, ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và một chương trình marketing bao gồm các biện pháp marketing với thời gian thực hiện cụ thể.

Vai trò của kế hoạch marketing

– Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản trị marketing. Bản chất của kế hoạch hóa hoạt động marketing là quá trình xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch của doanh nghiệp.

 Là cơ sở cho tổ chức thực hiện và điều khiển. Có kế hoạch marketing, bộ phận marketing mới biết được họ phải làm những gì, với ngân sách bao nhiêu, ai làm trong từng giai đoạn của thời kỳ kế hoạch. Các nhà quản trị marketing cũng mới có thể đánh giá được nhân viên dựa vào các hoạt động của họ để thực hiện kế hoạch.

– Có thể được xây dựng cho các đối tượng khác nhau: Kế hoạch marketing cho sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; kế hoạch marketing cho thương hiệu; cho từng khu vực thị trường địa lí; cho từng đoạn thị trường; cho khách hàng lớn và quan trọng; kế hoạch marketing cho sản phẩm mới…

– Các chiến lược và kế hoạch marketing phổ biến nhất thường được xây dựng cho cấp độ sản phẩm/ thị trường. Kế hoạch marketing được tổng hợp trong một hệ thống nhất nhằm đảm bảo các mục tiêu và chiến lược cụ thể sẽ giúp đạt được mục tiêu mong muốn trên thị trường của toàn doanh nghiệp.

– Bản kế hoạch marketing sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng truyền thông tới toàn bộ tổ chức để đảm bảo cho các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp đều hành động theo kế hoạch đã định. Những thay đổi về nhân sự sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi đã có kế hoạch marketing được phê duyệt từ ban lãnh đạo.

Xem Thêm >>Viết content SEO là gì? Những điều cần biết khi làm Content Writer.

Tầm quan trọng của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp

Bản kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Giúp bạn thực hiện các hoạt động marketing tốt nhất, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích mà doanh nghiệp của bạn nhận lại được khi xây dựng một bản kế hoạch marketing: 

– Xác định được thị trường mục tiêu của bạn và hiểu cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của họ.

– Xác định được đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.

– Định vị được thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn để thị trường mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh.

– Đặt các mục tiêu và khung thời gian cụ thể, có thể đo lường được cho các hoạt động tiếp thị của bạn.

– Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.

– Giúp mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

Để xây dựng một bản kế hoạch marketing hiệu quả có thể tốn thời gian, ngân sách của doanh nghiệp tuy nhiên nó là một quá trình rất có giá trị có thể đóng góp rất lớn cho thành công kinh doanh của bạn và là một quá trình cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Một số vấn đề lớn thường gặp khi lập kế hoạch marketing

1. Cấp quản lý không làm việc cùng nhau

Marketing Plan thông thường sẽ tập trung vào việc xác định thị trường cùng phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao thị phần. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi phải có kế hoạch kinh doanh tổng thể, vạch ra các mục tiêu và sự đồng lòng hỗ trợ của các ban quản lý. Mặc dù vậy nhưng trong các cuộc họp rất khó để tìm đến tiếng nới chúng. Những vấn đề cấp thiết đặt ra nếu cấp quản lý trong công ty không làm việc cùng nhau, kế hoạch sẽ khó có thể đi đến thành công.

2. Sự nhầm lẫn khi phân biệt chiến lược và chiến thuật

Chiến lược là xác định mục tiêu dài hạn và cách thức mà bạn dự định để đạt được mục tiêu đó. Hay đơn giản hơn dựa vào các chiến lược chính là cách bạn vạch ra con đường để đi đến điểm đích mà bạn đặt ra. So với chiến lược thì chiến thuật được định hướng một cách cụ thể hơn trong những khung thời gian nhất định. Bạn cũng có thể hiểu chiến thuật và các phương pháp phù hợp với tài nguyên giúp bạn vượt qua vấn đề. Trong một Marketing Plan thì chiến lược rộng hơn và chứa đựng chiến thuật trong nó. Tuy nhiên khá nhiều các cấp quản lý nhỏ lại nhầm lẫn giữa hai điều này với nhau.

3. Thiếu nguồn lực

Trong bất cứ một kế hoạch hay nhiệm vụ gì thì giải quyết tốt yếu tố con người chính là bước đầu quyết định đến một nửa thành công. Một ví dụ lập về kế hoạch Marketing với mục tiêu là tăng doanh số bán hàng nhưng nhân sự của bạn không đủ đáp ứng hoặc không có khả năng thuyết phục khách hàng thì cũng rất khó thành công.

Bên cạnh nhân sự thì tài chính cũng là một vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng lớn đến Marketing Plan. Một ví dụ điểm hình cho điều này khi bạn muốn quảng bá sản phẩm rộng rãi đến mọi người nhưng lại không đủ kinh phí quảng cáo nên kế hoạch bị đổ bể. Chính bởi lẽ này nên trước khi đưa kế hoạch vào thực hiện người ta luôn cần tính toán chi tiết nguồn lực xem liệu có đáp ứng được hay không.

kế hoạch marketing

4. Thiếu giả định về sự thay đổi của khách hàng

Thói quen sở thích mua hàng không phải cố định mà nó liên tục thay đổi theo mùa, theo xu hướng,… Do đó để kế hoạch phát triển theo đúng hướng thì người kinh doanh luôn phải nghiên cứu thị trường để đáp ứng đúng thị yếu của khách hàng. Thậm chí ngay cả khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng trước thói quen mua sắm thay đổi đột ngột của khách hàng vẫn làm nhiều doanh nghiệp lao đao. Bởi vậy việc lập kế hoạch cũng cần sự linh hoạt, nhanh nhạy bắt kịp thị trường.

5. Đặt ra kỳ vọng không thực tế

Marketing Plan là để hướng đến những mục tiêu trong tương lai nhưng không có nghĩa là người lập kế hoạch được thoải mái lựa chọn điểm đích cho mình. Đầu tiên bởi nếu bạn đưa ra các kỳ vọng không thực tế thì sự thật trả lại cho bạn là sự thất bại. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến các bộ phận cùng nhau tham gia vào dự án này đều bị lãng phí sức lực và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn hại cho doanh nghiệp.

Ví dụ minh họa thực tế nhất cho điều này như khi nguồn lực của bạn còn hạn hẹp, thị trường cũng không có bất cứ biến động nào chỉ ra cơ hội để bạn bức phá nhưng mục tiêu bạn đặt ra lại gấp năm gấp 10 lần doanh thu thông thường. Nhìn vào điều này chúng ta rõ ràng nhận ra được đây là kết quả bất khả thi và khó sẽ được ban điều hành thông qua.

6. Thiếu tập trung vào một mục tiêu

Quy trình Marketing dần dần đi đến thành công nếu nó được tạo dựng từ một loạt các mốc quan trọng mà chúng ta vẫn thường gọi là KPIs (Key Performance Indicators) – hệ thống đánh giá định lượng. Nếu các nguồn lực và quy trình đều được tập trung vào một điểm thì việc hoàn thành sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó nếu bạn có một số mục tiêu khác muốn giải quyết đồng thời, thì bạn cần lập những kế hoạch khác cho từng mục tiêu. Tất nhiên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho các mục tiêu khác nhau. Nếu không đảm bảo được điều này bạn vẫn nên lựa chọn cho mình con đường an toàn tránh để các mục tiêu đều dẫn đến thất bại.

Xem Thêm >> Organic Search là gì? Tìm hiểu từ a-z về Organic Search trong SEO

Một kế hoạch marketing gồm những nội dung gì?

1. Tóm tắt hoạt động (Executive summary)

Tóm tắt hoạt động ở đây có nghĩa là người lập Marketing Plan phải trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch để nhà quản trị hiểu được những vấn đề nổi trội. Đây là công việc đầu tiên phải làm bởi lẽ chỉ khi việc này thành công, kế hoạch được ban hội đồng thông qua thì nó mới được đưa vào thực hiện. Bởi lẽ đó nếu bạn muốn bản kế hoạch Marketing của mình được trở thành hiện thực thì phải nắm bắt tốt cơ hội đầu tiên này.

2. Tình hình kế hoạch marketing hiện đại (Current marketing situation)

Tại đây người lập kế hoạch cần trình bày những dữ liệu cơ bản về thị trường, hàng hóa, cạnh tranh, phân phối và môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Một ví dụ về lập kế hoạch Marketing cho vấn đề này cần đảm bảo như:

  • Tình hình thị trường (Market situation): cần đưa ra các dữ liệu về quy mô, mức tăng trưởng, nhu cầu, nhận thức và khung hướng mua sắm của khách hàng.
  • Tình hình sản phẩm (Product Situation): đưa ra các số liệu về mức bán, giá, mức đóng góp vào lợi nhuận biên, lợi nhuận.
  • Tình hình cạnh tranh (Competitive Situation): cần nghiên cứu để biết được dữ liệu của những đối thủ cạnh tranh về quy mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing, cũng như dự định của họ.
  • Tình hình phân phối (Distribution Situation): quy mô phân phối, độ phủ sóng sản phẩm và các kênh phân phối.
  • Tình hình môi trường vĩ mô (Microenvironment Situation): có thông tin về môi trường vĩ mô dân số, kinh tế, công nghệ, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sản phẩm.
kế hoạch marketing

3. Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue analysis)

Giai đoạn phân tích chiếm một phần khá quan trọng trong việc tạo lập nên các chương trình Marketing. Bởi lẽ khi nhìn vào các kết quả phân tích các nhà quản trị Marketing có thể nhìn ra các phương hướng kinh doanh và lường trước được kết quả mà kế hoạch sẽ đi tới. Do đó việc nghiên cứu phân tích này cần đảm bảo độ chính xác cao, cụ thể như sau:

  • Phân tích cơ hội/ thử thách (Opportunity Threats analysis): Các nhà quản trị phải nhận định được rõ ràng các cơ hội và thử thách có vai trò ảnh hưởng quyết định đến tương lai sản phẩm.
  • Phân tích điểm mạnh/điểm yếu (Strengths/Weaknesses Analysis): Các nhà quản trị cần nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu để có phương án phát huy và đối phó kịp thời.
  • Phân tích vấn đề (Issues Analysis): công ty sử dụng những phân tích, đánh giá trên để xác định vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch.

4. Các mục tiêu (Objectives)

Mục tiêu là điều cuối cùng mà các Marketing Plan hướng tới. Chỉ khi xác định rõ ràng mục tiêu thì nhà quản trị Marketing mới vẽ ra được các chiến lược Marketing đúng đắn. Bởi vậy điều trước tiên cần làm là phải xác định các mục tiêu về tài chính và Marketing của kế hoạch. Ví dụ như các mục tiêu về lợi nhuận, thị phần, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, chỗ đứng trên thị trường, danh tiếng,….

5. Chiến lược kế hoạch marketing (Marketing Strategy)

Dựa trên các dữ liệu, thông tin được đề cập tại các mục trên thì nhà quản trị sẽ tiến hành lập ra các chiến lược Marketing rõ ràng, có lộ trình nhất định để tiến tới mục tiêu đề ra. Việc này đòi hỏi người lập phải có tư duy logic, kiến thức chuyên môn cao và đặc biệt là sự nhanh nhạy với thị trường. Bên cạnh đó chỉ có những chiến lược tốt, có cơ hội đi đến thành công mới được ban hội đồng thông qua nên bạn cần lưu ý phải đặt tâm huyết của mình vào trong nó.

Nội dung của chiến lược Marketing cần có trong Plan Marketing bao gồm các vấn đề sau:

  • Thị trường mục tiêu (Target Marketing).
  • Định vị (Positioning) Dòng sản phẩm (Product Line) Giá (Price).
  • Đầu mối phân phối (Distribution Outlets).
  • Lực lượng bán hàng (Salesforce).
  • Dịch vụ (Service) Quảng cáo (Advertising).
  • Khuyến mãi (Sales Promotion).
  • Nguyên cứu và phát triển (Research and Development).

6. Chương trình hành động (Action Programs)

Nhìn nhận vào các nội dung được phân tích trong các Plan Marketing mà người quản trị phải đi tìm câu trả lời tốt nhất cho:

  • Những công việc gì sẽ phải làm?
  • Khi nào làm?
  • Ai sẽ làm?
  • Chi phí bao nhiêu?

Đây được xem là bước đạt dấu ấn đầu tiên trong iệc đưa kế hoạch Marketing vào thực hiện.

7. Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement)

Dự tính ngân sách và quản trị rủi ro là các bước quan trọng không chỉ ở kế hoạch phát triển quảng bá Marketing mà bất cứ dự án nào cũng cần có. Lý do bước này được xem là quan trọng như vậy bởi lẽ nó chính là căn cứ xác định xem liệu đây có phải là một bước đi quá nguy hiểm hay không, nếu không thành công liệu doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn như thế nào. Bên cạnh đó việc dự tính các khoản chi phí khác; dự tính mức bán và lỗ lãi cũng chính là cơ sở để phát triển kế hoạch sản xuất ,tuyển chọn nhân viên,và thực hiện Marketing.

8. Kiểm soát(Controls)

Marketing Plan chỉ có thể hoạt động tốt nếu có sự chung tay của các cấp quản lý và toàn bộ nhân viên. Tuy nhiên không phải ai cũng luôn cố gắng trong công việc, không phải ai cũng biết cách thực hiện nhiệm vụ đúng cách và đó chính là lý do cần sự có mặt của kiểm soát. Những cán bộ làm công tác kiểm soát sẽ đốc thúc nhân viên làm việc nhiệt tình hoặc ít nhất đảm bảo đùng chỉ tiêu KPI. Bên cạnh đó công việc kiểm soát này cũng chính kiểm tra, bẻ lái sao cho kế hoạch đi theo đúng định hướng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện.

Marketing Plan vẫn luôn được xem là át chủ bài nắm vai trò quyết định đến quá trình kinh doanh. Bởi vậy nhà quản trị Marketing cần đặc biệt chú tâm mỗi khi thiết lập các bản kế hoạch này. Các thông tin chi tiết về mọt bản kế hoạch Marketing còn khá nhiều và sẽ được chúng tôi gửi đến bạn trong phần II của giải đạp mọi thắc mắc để lập kế Marketing Plan hiệu quả.

King Marketing

KING MARKETING LÀ ĐƠN VỊ SỐ 1 VỀ ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ MARKETING ONLINE Tư vấn học marketing hoặc triển khai dịch vụ ► Hotline : 0398888848 Đào Tạo – Dịch Vụ Marketing ► https://www.kingmarketing.vn 👉Fanpage:► https://www.facebook.com/kingmarketingthucchien 👉Group Facebook:► https://www.facebook.com/groups/banhangnguoigiau 👉Lớp Zalo MIỄN PHÍ :► https://zalo.me/g/ngqchx815

Recent Posts

Giải Captcha TikTok Tự Động với SadCaptcha

Tại Sao Cần Một Công Cụ Giải Captcha Tiktok Tốt Hơn? Tự động hóa mạng…

3 tháng ago

Đầu tư cho tương lai: Khóa học VPCS cho marketer chuyên nghiệp 2024

Khóa học VPCS cho Marketer chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này,…

4 tháng ago

KHOÁ HỌC THỰC CHIẾN VPCS

Khóa học thực chiến "Vượt qua mọi rào cản VPCS" được thiết kế để giúp…

4 tháng ago

Khóa học VPCS Google: Chạy quảng cáo an toàn, bứt phá doanh thu

Khóa học VPCS Google ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, cung cấp cho…

4 tháng ago

Làm chủ quảng cáo VPCS từ A đến Z với khóa học chuyên sâu

Khóa học chuyên sâu quảng cáo VPCS chính là giải pháp dành cho bạn! Khóa…

4 tháng ago

Khóa học VPCS Facebook: Bí quyết chinh phục quảng cáo hiệu quả

Khóa học VPCS Facebook ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó, giúp bạn chinh…

4 tháng ago