Contents
Kế hoạch Marketing – chiến lược bài bản, dài hạn cho các doanh nghiệp
Nếu đứng ở cương vị là một doanh nghiệp mới hay là thương hiệu còn non trẻ. Để tạo ra một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh là điều không hề dễ dàng. Vì thế, để giúp các doanh nghiệp giải quyết được nỗi lo này. Mình sẽ chia sẻ tới Sếp những điều quan trọng về kế hoạch Marketing và vì sao cần phải dùng mẫu kế hoạch Marketing.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing chính là chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường
Kế hoạch Marketing hiểu đơn giản là từng bước cụ thể trong chiến dịch Marketing dài hạn của một doanh nghiệp. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần đến để định hướng phát triển cho thương hiệu của mình.
Lập kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp của Sếp dễ dàng theo dõi và thực hiện các hoạt động tiếp thị một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm cụ thể để Sếp lựa chọn kế hoạch Marketing phù hợp nhất.
Vì sao nên chọn kế hoạch Marketing mẫu?
Bản kế hoạch Marketing là yếu tố quan trọng và không thể thiếu nếu muốn doanh nghiệp của Sếp có một lộ trình phát triển rõ ràng. Nếu là Công ty nhỏ hoặc chưa có kinh nghiệm thì kế hoạch Marketing mẫu lại càng quan trọng hơn. Việc sử dụng các mẫu kế hoạch Marketing sẽ giúp Sếp có thêm nhiều ý tưởng tốt hơn.
Ngoài ra, còn một vài lý do khác chúng mình sẽ liệt kê để Sếp thấy rõ nhất.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Một trong những lý do cần có kế hoạch Marketing
Xác định mục tiêu chung hoặc không đúng với chiến lược kinh doanh…là những sai lầm phổ biến nhất của nhiều công ty khi không có một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Vì thế dựa vào mẫu xây dựng kế hoạch Marketing sẽ giúp Sếp xác định mục tiêu rõ ràng hơn. Từ đó triển khai từng hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
Nắm đúng trọng tâm
Lý do thuyết phục doanh nghiệp tham khảo mẫu kế hoạch Marketing
Một doanh nghiệp làm việc không hiệu quả khi không nắm được trọng tâm của vấn đề, làm mọi thứ trở nên phức tạp và không hiệu quả. Kế hoạch Marketing mẫu sẽ giúp Sếp biết được đâu là điều mình cần hướng tới và hoàn thành chúng. Từ đó, giúp Sếp tiết kiệm được thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả của từng hạng mục.
Có tính nhất quán cao
Để thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo mọi hoạt động được tổ chức một cách thống nhất, nhất quán với nhau. Bản kế hoạch Marketing chính là yếu tố quyết định hàng đầu. Sự nhất quán ở đây còn có hiệu quả trong việc nhận diện thương hiệu và là chìa khóa để thực hiện chiến dịch Marketing thành công.
Một kế hoạch Marketing mẫu cần có những gì?
Mỗi một doanh nghiệp đều có riêng cho mình một mẫu kế hoạch Marketing phù hợp với định hướng phát triển. Do đó, những bản kế hoạch mà mình giới thiệu đều mang tính chất tham khảo và có chọn lọc. Một kế hoạch Marketing mẫu hoàn hảo nhất chỉ khi nó giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.
Tuy nhiên, khi lập kế hoạch Marketing, Sếp cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình phát triển của Công ty. Vậy một bản kế hoạch Marketing cần có những gì?
Tóm tắt dự án
Phần bao quát toàn bộ kế hoạch của Marketing
Đây là phần sẽ giúp Sếp có được cái nhìn tổng quan toàn chiến dịch của doanh nghiệp mình. Trong mục này cần có những nội dung sau:
- Khách hàng mục tiêu hướng đến.
- Doanh nghiệp đang tập trung vào sản phẩm nào.
- Làm thế nào để Công ty đạt được doanh số cao nhất.
- Vấn đề khách hàng đang gặp phải.
- Giải pháp đề xuất.
- Lý do khách hàng nên lựa chọn doanh nghiệp Sếp.
Đưa ra sứ mệnh
Đưa ra sứ mệnh là khẳng định lý do tồn tại cũng như mục đích hướng tới của Công ty. Một bản tuyên bố sứ mệnh đúng chuẩn là phải trả lời được ba câu hỏi: Chúng ta làm gì? Tại sao phải làm? Chúng ta làm thế nào?.
Bản tuyên ngôn này chính là yếu tố đại diện của thương hiệu và quyết định đến nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Bản tuyên bố cần ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện được tầm nhìn chiến lược và quan trọng hơn là cho thấy được giá trị mà Sếp sẽ mang đến cho khách hàng là gì.
Đưa ra sứ mệnh để tạo động lực phát triển Marketing và cũng là để tạo sự uy tín với khách hàng
Phân tích thị trường
Phân tích thị trường trong kế hoạch Marketing mẫu là nghiên cứu về cơ hội và rủi ro của thị trường. Với hoạt động này Sếp sẽ biết được những yếu tố đang tác động/ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển của công ty. Dựa trên những kết quả phân tích được, doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đây là một bước không thể thiếu khi lập kế hoạch Marketing để nhận thấy rõ điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ. Ngoài ra, quá trình phân tích này còn cho chúng ta nhiều lợi ích hơn như giúp nhìn rõ hơn về hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu.
Đồng thời biết được đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp. Việc nghiên cứu tốt về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp Sếp nhận định được chính xác hơn về cơ hội, thách thức mà đối thủ cạnh tranh mang lại.
Tuy nghiên cứu đối thủ không diễn ra trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình theo dõi và đưa ra kết luận. Nhưng nếu đi theo một quy trình các bước phân tích đối thủ của chúng mình Sếp sẽ nhận thấy được rất nhiều lợi ích. Vậy đó là gì?
- Xác định rõ đối thủ cạnh tranh: Sếp có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để biết được ai đang là đối thủ của mình trên thị trường và tình hình kinh doanh của họ ra sao.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Đối thủ đó có mạnh hay không? Độ nhận diện và mức độ yêu thích của khách hàng như thế nào? Quy mô hoạt động và những chiến lược mà đối thủ đã và đang thực hiện. Trả lời hết các câu hỏi này sẽ giúp Sếp đánh giá đối thủ chính xác nhất.
- Phân loại đối thủ: Sếp cần biết được ai là đối thủ trực tiếp, ai là đối thủ gián tiếp và cả những đối thủ tiềm ẩn. Với mỗi loại đối thủ sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau, tuy nhiên Sếp nên tập trung nhiều hơn vào đối thủ trực tiếp.
- Phân tích đối thủ: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và cả những chiến lược kinh doanh của đối thủ. Với chiến lược kinh doanh, Sếp cần nắm được đối thủ đang có kế hoạch gì, khách hàng mục tiêu của họ là ai? kênh tiếp thị chính….
Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Đây là bước giúp kế hoạch Marketing thành công trong việc tiếp cận khách hàng
Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người sẽ mang lại lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì họ sẽ là những người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Sếp. Hiện nay, có rất nhiều cách để xác định được chân dung khách hàng mục tiêu như dựa vào nhân khẩu học ( độ tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc…), vị trí địa lý, hành vi mua hàng.
Nếu xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu trong mẫu kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng người. Đồng thời mang về doanh thu tốt nhất mà vẫn tiết kiệm hiệu quả chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp.
Đưa ra mục tiêu và KPIs
Đưa ra mục tiêu cho từng hoạt động kinh doanh. Đồng thời đặt KPI cho từng mục tiêu cụ thể là để đánh giá và đo lường hiệu quả. Do đó, mục tiêu và KPIs cần có sự đồng nhất và hỗ trợ cho nhau. Để xác định mục tiêu chính xác với tình hình doanh nghiệp, Sếp có thể sử dụng quy tắc SMART: Tính cụ thể, đo lường được, tính khả thi, tính liên quan và giới hạn thời gian thực hiện.
Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Quy trình và cách triển khai phân tích
Xây dựng mô hình chiến lược Marketing 4Ps
Đây là khâu giúp bản kế hoạch Marketing thể hiện được tính chuyên nghiệp hơn
Mô hình 4Ps được coi là chiến lược Marketing nằm lòng của hầu hết các doanh nghiệp. Áp dụng thành công công thức này trong từng hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp “ đặt đúng sản phẩm vào đúng vị trí, đúng mức giá và đúng thời điểm”. Mô hình chiến lược Marketing 4Ps bao gồm 4 thành tố quan trọng nhất:
- Product: Những yếu tố liên quan đến sản phẩm như tính năng hoặc cách sử dụng.
- Price: giá bán của sản phẩm.
- Place: Kênh phân phối ( online hay bán tại cửa hàng, nhà phân phối chính thức, mức độ thuận tiện với khách hàng…).
- Promotion: Chiến lược quảng bá ( hình thức Marketing, khuyến mãi, bao bì thu hút…).
Định giá sản phẩm
Hiện nay, khách hàng là những người tiêu dùng rất thông minh. Vì vậy họ sẵn sàng chọn sản phẩm khác nếu sản phẩm của Sếp có mức giá không làm họ hài lòng. Khi định giá cho sản phẩm, Sếp có thể tham khảo 3 cách sau đây để đưa ra mức giá hợp lý nhất:
- Giá cả tương xứng với giá trị.
- Giá thị trường, đối thủ.
- Độ nhạy cảm về giá của khách hàng.
Lên chiến dịch Marketing các kênh
Hiện nay, có nhiều kênh Marketing để doanh nghiệp sử dụng. Nhưng mình thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có sự kết hợp ở tất cả hình thức này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là các kênh như:
- Content Marketing.
- Website.
- Youtube.
- Tiktok.
- Social Media
- Bán hàng tại điểm bán.
Mặc dù đây là những kênh được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong bản kế hoạch Marketing. Nhưng Sếp cũng nên dựa vào sản phẩm/dịch vụ và mục đích Marketing của mình mà chọn đúng kênh phù hợp. Sếp nên nhớ rằng, để tập trung Marketing hết tất cả các kênh sẽ cần phải có độ phủ lớn. Như vậy khách hàng mới biết tới doanh nghiệp, đánh đúng trọng tâm và nhu cầu của người tiêu dùng.
Xác định ngân sách Marketing
Đây là khâu quan trọng mà bất kỳ một bản kế hoạch Marketing nào cũng cần phải có
Không có công thức hay một con số cụ thể nào cho ngân sách của bản kế hoạch Marketing. Vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: lĩnh vực kinh doanh, quy mô tổ chức, loại hình doanh nghiệp, kênh Marketing….Tuy nhiên, Sếp có thể áp dụng theo tiêu chuẩn chung của các doanh nghiệp hoặc quy tắc ngón tay cái dành ít nhất 20% doanh thu để đầu tư vào Marketing
Đối với một doanh nghiệp mới thì mẫu kế hoạch Marketing bài bản và thông minh chính là “phao cứu sinh” tốt nhất. Vì thế theo chúng mình, kế hoạch Marketing của Buffer khá tốt và có thể giúp doanh nghiệp Sếp dễ dàng tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Đồng thời, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh và doanh thu bán hàng trong thời gian rất ngắn.
Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên TikTok Shop hiệu quả nhất
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những nội dung cơ bản về kế hoạch Marketing mẫu được áp dụng nhiều nhất mà mình muốn giới thiệu đến Sếp. Xây dựng kế hoạch Marketing là một công việc vô cùng quan trọng và quyết định đến sự thành công của cả chiến dịch. Vì vậy hãy tham khảo những bản kế hoạch Marketing chúng mình chia sẻ để có thêm lựa chọn cho doanh nghiệp của Sếp.