Dù là một doanh nghiệp mới thành lập hay đã có chỗ đứng trên thị trường cũng đều phải có bộ phận marketing với những chiến lược truyền thông chi tiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thành công của doanh nghiệp. Sau đây King Marketing sẽ hướng dẫn lập kế hoạch Marketing mới nhất 2022
Contents
Lợi ích khi phác kế hoạch Marketing
- Phác thảo một bản Marketing Plan giúp bạn xác định được đâu là nội dung chính, những đầu việc nào nên làm trước và những công việc nào có thể làm sau.
- Lập kế hoạch là việc đầu tiên để có thể làm tốt được quá trình quản trị marketing. Mục đích của việc lập marketing plan nhằm xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch của doanh nghiệp.
- Marketing Plan được xem như cơ sở cho tổ chức thực hiện và điều khiển. Có Marketing Plan, bộ phận marketing mới biết được họ phải làm những gì, với ngân sách bao nhiêu, ai làm trong từng giai đoạn của thời kỳ kế hoạch. Các nhà quản trị marketing sẽ dễ dàng kiểm soát được quá trình cũng như hiệu quả mà đội ngủ nhân viên làm việc để đảm bảo được kế hoạch được diễn ra đúng dự kiến.
- Marketing Plan giúp bạn chủ động được các mục tiêu như: Marketing Plan cho sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; cho khách hàng lớn và quan trọng; kế hoạch marketing cho sản phẩm mới; kế hoạch marketing cho thương hiệu; cho từng khu vực thị trường địa lí; cho từng đoạn thị trường,…
- Các chiến lược và Marketing Plan phổ biến nhất thường được xây dựng cho nhiều mục đích hơn. Marketing Plan được tổng hợp trong một hệ thống nhất giúp bộ máy đảm bảo đi theo một hướng, rút ngắn thời gian hoàn thành.
- Bản kế hoạch marketing sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng truyền thông tới toàn bộ tổ chức để đảm bảo cho các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp đều hành động theo kế hoạch đã định. Những thay đổi về nhân sự sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi đã có Marketing Plan được phê duyệt từ ban lãnh đạo.
Bước 1: Nắm rõ thông tin về doanh nghiệp
Bước đầu tiên để bạn có thể lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp đó chính là bạn phải nắm bắt chính xác những thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó. Tất cả những gì bạn phải nắm được đó chính là mục tiêu kinh doanh, cách thức hoạt động, thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, …. Bằng cách này, bạn có thể nhìn nhận một cách tổng quan nhất về mô hình kinh doanh của công ty, cũng như thực trạng môi trường bên ngoài.
Nhiều nhân viên marketing cũng áp dụng mô hình phân tích SWOT để xác đinh chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty. Từ đó, nhân viên có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ để xây dựng kế hoạch marketing phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bước 2: Tiến hàng xác định thị trường, đối tượng mục tiêu
Xác định thị trường mục tiêu là một bước vô cùng quan trọng mà bạn có thể đã nghe đi nghe lại nhiều lần trong cách chương trình đào tạo marketing cho doanh nghiệp. Nếu bạn xác định thị trường mục tiêu chính xác thì đây cũng là vũ khí mạnh mẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng đưa ra các chiến lược truyền thông với tỉ lệ thành công rất lớn.
Trong quy trình lập kế hoạch marketing, bạn nên xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai? Hãy liệt kê và tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan đến khách hàng của mình như: giới tính, tuổi tác, hành vi, thói quen mua hàng, …. Đồng thời, tự đặt ra cho mình như câu hỏi vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn? Các họ sử dụng thời gian rảnh như thế nào? Vấn đề của khách hàng là gì? Hiểu thật rõ về đối tượng khách hàng của mình là bạn đã có cơ sở rất tốt để tiến tới các bước xác định chiến lược tiếp theo.
Bước 3: Xác định và phân tích đối thủ
Dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì sẽ luôn có những đối thủ cạnh trang xung quanh và sẵn sàng vượt lên để đứng đầu trong thị trường kinh doanh. Các đối thủ kinh doanh có thể mạnh hơn hoặc kém hơn bạn, thế nhưng doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu phát triển hơn nữa để trở nên nổi bật và có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
Hãy bắt đầu bằng việc thu thập tất cả những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh, điềm mạnh, yếu trong mô hình kinh doanh và các chiến lược marketing của họ. Những thông tin hữu ích này sẽ là nội dung tham khảo rất tốt cho bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp bạn: đối thủ làm tốt ở chỗ nào mình có thể học hỏi theo, biến điểm yếu của đối thủ trở thành thế mạnh của mình, so sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh có gì khác nhau? Tận dụng thật tốt những điều này sẽ giúp cho bạn có thể xây dựng được một kế hoạch marketing cực kỳ hiệu quả cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, hiểu rõ về đối thủ là cách để doanh nghiệp tran bị cho mình sự tự tin để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức của thị trường đặt ra.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu
Thiết lập các mục tiêu cụ thể theo một lộ trình thời gian rõ ràng là điều cực kỳ quan trong trong quán trình lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. Đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được? Mục tiêu marketing trong năm là gì?
Dựa vào tình hình kinh doanh, khả năng và mong muốn của doanh nghiêp mà bộ phận marketing có thể xác lập các mục tiêu khác nhau từ vi mô đến vĩ mô (ví dụ như muốn hoàn thành mục tiêu gia tăng doanh số, tăng thị trường, lượng tiếp cận khách hàng cao hơn,…) Và nếu như bạn đã đặt ra mục tiêu thì hãy tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu theo đúng kế hoạch đề ra. Có như vậy thì toàn bộ hoạt động marketing cho doanh nghiệp mới có thể triển khai theo đúng kế hoạch đã được vạch ra sẵn từ đầu năm.
Bước 5: Hoạch định chiến lược sơ bộ
Khi bạn đã có trong tay tất cả các mục tiêu mình cần thực hiện thì bước tiếp theo đó chính là cụ thể hóa các chiến lược để phục vụ việc hoàn thành các mục tiêu này. Trong từng mục tiêu, hãy liệt kê chi tiết các nhiệm vụ, hành động liên quan để bạn thực hiện chúng một cách tuần tự và không để bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào. Bằng cách này, bạn cũng có thể kiểm soát được mục tiêu mình đưa ra có thực tế và có cần thay đổi để phù hợp với mục tiêu chung hay không.
Xem Thêm >>SEO Youtube là gì? Hướng dẫn từ a-z cách SEO Youtube vô cùng hiệu quả.
Bước 6: Tính toán ngân sách marketing
Tính toán ngân sách cho kế hoạch marketing là một quy trình khó khăn, tuy nhiên đó lại là điều kiện bắt buộc cần phải làm nếu doanh nghiệp muốn triển khai thành công chiến lược marketing của mình.
Hoạch định cụ thể những khía cạnh về tài chính liên quan đến hoạt động marketing mà doanh nghiệp định triển khai như: doanh nghiệp cần chi bao nhiêu tiền cho việc triển khai marketing trong năm? Các mục tiêu chi tiết sẽ cần ngân sách bao nhiêu? Nguồn ngân sách sẽ lấy từ đâu?
Và khi xây dựng ngân sách cho các hoạt động marketing thì bạn cần phải tham khảo, đánh giá để có những điều chỉnh ngân sách phù hợp với tình hình tại chính, tiết kiệm chi phí cho công ty.
Xem Thêm >> Organic Search là gì? Tìm hiểu từ a-z về Organic Search trong SEO
Bước 7: Rà soát bản kế hoạch trước khi triển khai
Hãy rà soát lại toàn bộ bản kế hoạch marketing và gửi cho các bộ phận liên quan để cùng nhau đánh giá,đưa ra các ý kiến điều chỉnh kế hoạch kịp thời để đảm bảo khi đưa vào triển khai sẽ đem lại thành công.