Digital Marketing ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực marketing hiện nay giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng và quảng bá được thương hiệu một cách vô cùng hiệu quả, tiết giảm chi phí so với những hình thức quảng bá truyền thống.
Contents
I. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (tiếp thị số) là các hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ dùng những nguồn lực và cách thức sử dụng kĩ thuật số để kết nối với người dùng khi họ lên mạng từ chính website cho đến những nguồn tài nguyên online mang thương hiệu của doanh nghiệp như quảng cáo trực tuyến, marketing qua email.
II. Digital marketing gồm những công việc gì?
1. Hoạt động phân tích
Phân tích luôn là hoạt động quan trọng và có tính quyết định đến hiệu quả của một chiến lược Marketing. Khâu phân tích trong làm tiếp thị số bao gồm những công việc như phân tích sản phẩm, phân tích khách hàng và phân tích bối cảnh.
– Phân tích sản phẩm
– Phân tích khách hàng
– Phân tích bối cảnh
2. Đề ra chiến lược
Trong phần đề ra chiến lược này, bạn phải định hình mục tiêu chính. Đó là mục tiêu về nội dung, kênh truyền tải nội dung và KPI.
Mỗi kế hoạch Digital Marketing cần đề ra chiến lược cụ thể
– Chiến lược nội dung
– Kênh truyền tải nội dung
– Xây dựng chiến lược đánh hiệu quả KPI
3. Đo lường hiệu quả
Nếu như tiếp thị truyền thống không cho phép bạn đo lường tương đối hiệu quả của một chiến lược thì với Digital Marketing, hiệu quả từ một chiến dịch có thể được đo lường khá chính xác. Đó là nhờ vào hệ thống công cụ hỗ trợ thống kê, phân tích kết nối với các nền tảng số.
4. Hoạt động báo cáo tối ưu
Muốn nội dung truyền tải tốt đến đúng mục tiêu đòi hỏi người làm Digital Marketing phải biết cách tối ưu tối ưu hệ thống kênh truyền tải. Nhằm giúp khách hàng tiếp cận nhanh và dễ dàng nhất với thông điệp cần truyền tải.
III. Sự khác biệt giữa Online Marketing và Digital Marketing
Digital Marketing và Online Marketing rất hay bị nhiều người nhầm lẫn. Tuy vậy nếu xét kỹ về bản chất, hai hình thức marketing này không hoàn toàn giống nhau.
Việc phân biệt rõ giữa Digital Marketing và Online Marketing giúp ích rất lớn trong quá trình phân tích chiến lược và chọn chính xác kênh quảng bá.
Digital Marketing
Như vừa đề cập ở phần trên, Digital Marketing chính là hoạt động tiếp thị diễn ra trong môi trường số.
Phương thức truyền tải nội dung ở đây bao gồm cả thiết bị và những nền tảng hoạt động trên thiết bị đó (không quan trọng thiết bị đó có cần trực tuyến hay không).
Digital Marketing bao trùm tổng quát hơn so với Online Marketing
Nói cho dễ hiểu hơn, tiếp thị Digital Marketing không bị giới hạn bởi việc có kết nối internet hay không. Thực chất, Digital Marketing là một thuật ngữ mang tính tổng quát bao trùm cả Online Marketing.
Chẳng hạn khi muốn triển khai chiến dịch quảng cáo SMS marketing. Tin nhắn từ hệ thống hoàn có thể gửi đến thiết bị di động của khách mà không yêu cầu thiết bị đó có cần kết nối internet hay không.
Tựu chung lại thì mọi tất cả hoạt động quảng bá diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số đều xếp vào dạng Digital Marketing.
Online Marketing
Online Marketing hay chính là hình thức tiếp thị trực tuyến thông qua nền tảng internet. Trong Digital Marketing cũng bao gồm có Online Marketing. Tiếp thị trực tuyến chỉ có thể triển khai trên môi trường kết nối internet.
Online Marketing hay chính là hình thức tiếp thị trực tuyến thông qua nền tảng internet
Giả dụ khi triển khai một chiến dịch Email Marketing, muốn khách hàng đọc được Email mà doanh nghiệp bạn gửi về thì thiết bị khách hàng phải có kết nối internet.
Online Marketing chỉ có thể phát triển cùng với sự tiến bộ của công nghệ. Thế nhưng, tiếp thị trực tuyến lại tăng trưởng quá nhanh, thay đổi theo từng ngày từng giờ khiến chúng ta khó bắt kịp.
Với một marketer mới vào nghề, Online Marketing giống như một môi trường đầy hào nhoáng làm lu mờ đi những hình thức marketing khác.
Có lẽ chính vì vậy mà không ít người đánh đồng Online Marketing và Digital Marketing với nhau.
Tóm lại, Online Marketing đóng vai trò là tập hợp con của hình thức Digital Marketing, chỉ hoạt động được trên nền tảng có kết nối internet. Như vậy, Online Marketing sẽ không có tính bao quát như Digital Marketing.
IV. Học Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu?
Ở môi trường tiếp thị số đòi hỏi marketer cần bổ sung thêm kiến thức ở cả mảng công nghệ. Marketer phải luôn biết cách cập nhật những công nghệ hỗ trợ truyền thông mới để áp dụng vào từng chiến dịch.
Để trả lời chính xác học Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu không phải dễ. Vì mỗi người khi có đam mê với tiếp thị số lại có phương pháp tiếp cận khác nhau với ngành Digital Marketing.
– Tham gia vào những hội nhóm, diễn đàn chuyên về Digital Marketing.
– Tìm hiểu thông qua cơ bản về các nền tảng phục vụ cho tiếp thị số.
– Tham gia khóa học chuyên về Digital Marketing.
– Có thể xin thử việc vào bộ phận marketing của một doanh nghiệp nào đó để trải nghiệm kinh nghiệm thực tế.
– Tìm cách cập nhật hệ thống công cụ đo lường, phân tích phục vụ cho Digital Marketing.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các khóa học Marketing từ A đến Z của King nha!
V. Học Digital Marketing miễn phí? King Marketing đang chờ bạn!
Truy cập vào website của King Marketing.
Nhấn vào Thư viện Khóa học.
Tá đa, hàng ngàn video bài giảng đã xuất hiện trước mắt chờ bạn nhấn vào xem rồi đó.
Ngoài ra, bạn có thể nhấn vào Blog để có thể đọc các bài viết về Marketing do chính các chuyên gia ở King biên soạn nha!
Ở King đa dạng các chủ đề để hướng dân bạn chi tiết từ cách chạy quảng cáo trên các nền tảng Tiktok, Zalo, Facebook… đến các cách bán hàng, tuyển sĩ hợp lý nhất để tăng thu nhập.
VI. Tại sao nên học các bài giảng Digital Marketing miễn phí ở King?
Digital Marketing đóng vai trò như một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 khi mà các nền tảng số ngày một hoàn thiện.
So với phương thức tiếp thị truyền thống, tiếp thị số chiếm lĩnh ưu thế hơn hẳn về mặt chi phí, khả năng tiếp cận khách hàng, tốc truyền tải, khả năng lan tỏa.
Bạn đã biết tận dụng ưu điểm của Digital Marketing?
Chi phí quảng bá hợp lý
So với các phương thức tiếp thị truyền thống, Digital Marketing giúp cho đơn vị cần quảng bá tiết kiệm một khoản lớn ngân sách.
Bởi khi đó, doanh nghiệp không nhất thiết phải quá đầu tư cho chi phí bằng, thực hiện những chương trình quảng cáo rầm rộ trên các kênh truyền hình.
Tiếp cận khách hàng nhanh và không bị giới hạn
Mỗi khách hàng hiện nay đều sở hữu ít nhất một chiếc smartphone với các ứng dụng hoạt động trên nền tảng số. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản, họ đã tìm ra thông tin mình cần.
Đặc biệt là nền tảng social media đang phát triển như vũ bão, tốc lan truyền tin tức trên mạng xã hội lúc nào cũng nhanh và không bị giới hạn.
Hệ thống kênh truyền tải đảm bảo nội dung sản phẩm, dịch vụ đến với đúng khách mục tiêu.
Nhờ Digital Marketing ranh giới về mặt địa chỉ đã không còn tồn tại, khách hàng dù ở bên kia đầu Trái Đất vẫn dễ dàng tiếp cận được sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.
Phân loại nhóm khách hàng khá chuẩn xác .
Ưu điểm lớn nhất mà Digital Marketing đem lại chính là khả năng phân nhóm đối tượng khách hàng có tính chính xác cao.
Thông tin cơ bản như giới tính, độ tuổi, ngành nghề, vùng miền, hành vi mua sắm của khách hàng đều có thống kê lại. Đây là cơ sở phục vụ đắc lực cho khâu phân tích thị trường, giúp xây dựng một chiến lược Digital Marketing tối ưu nhất.
Digital Marketing có khả năng phân nhóm đối tượng khách hàng có tính chính xác cao
Dựa vào những thông tin đó, thông điệp cần quảng bá luôn đến đúng với khách hàng chủ đích.
Đo lường hiệu quả dễ dàng
Digital Marketing luôn cung cấp cho bạn hệ thống công cụ cho phép thống kê, đo lường hiệu quả của chiến dịch
Ngược lại Digital Marketing luôn cung cấp cho bạn hệ thống công cụ cho phép thống kê, đo lường hiệu quả của chiến dịch. Độ chính xác mặc dù chưa thể đạt 100% nhưng cũng mang tính tương đối để tham khảo.
Tăng sức lan tỏa của thương hiệu trên nhiều nền tảng
Digital Marketing tăng sức lan tỏa của thương hiệu trên nhiều nền tảng
Hệ thống công cụ tìm kiếm và mạng lưới social media giờ đây đã liên kết chặt chẽ với nhau tăng sức bao phủ cho thông điệp cần truyền tải.
Nhờ vào sức lan tỏa trên nhiều nền tảng, sản phẩm hay thương hiệu của bạn cũng vậy sẽ trở nên quen thuộc với khách hàng.
Tạo sự tương tác cao với khách hàng
Digital Marketing tạo môi trường tương tác cao cho khách hàng và bên cung cấp
Ở trường hợp ngược lại, mô hình Digital Marketing luôn cung cấp kênh kết nối tương tác thuận lợi giữa khách hàng và bên cung cấp.
Cụ thể quản trị viên của một Fanpage hay website lúc nào cũng có thể phản ý kiến khách hàng. Sự trao đổi ý kiến qua lại vô hình đã ra sự gắn kết cho cả hai bên.
Tốc độ truyền tải cực nhanh
Phạm vi lan truyền nội dung truyền tải trên các phương tiện như báo đài đôi khi không thể so sánh với tốc độ truyền tải trên mạng lưới social media.
Chỉ với một thao tác share đơn giản, một bài đăng tin tức hay sản phẩm đã truyền đến với hàng ngàn người khác.
VII. Khóa học giúp bạn điều gì?
Trong kinh doanh hiện đại, một doanh nghiệp sẽ khó mà thành công nếu không đầu tư cho khâu Digital Marketing. Sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp cho dù tốt đến đâu nhưng không quảng đúng cách, bắt kịp thời đại số rất khó nhận được sự đón nhận của thị trường.
Tiết kiệm hơn so với quảng cáo truyền thống
Digital Marketing chắc chắn tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo truyền thống. Với việc tận dụng thành công hệ thống nền tảng số đã giúp một chiến lược marketing nói chung giảm bớt đi một số khâu trung gian.
Nâng cao và duy trì doanh thu luôn ổn định
Digital Marketing nói chung giữ một vai trò quyết định trong khâu định hình thương hiệu. Thế nhưng mọi thống kê trên đều không có ý nghĩa nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp. Khi đó, mọi chi phí quảng bá đều trở thành lãng phí.
Digital Marketing bao gồm hệ thống công cụ thống kê đo lường, đội ngũ triển khai luôn theo dõi sát hiệu quả chiến dịch, đảm bảo điều chỉnh để luôn thu luôn tăng trưởng ổn định.
Tiếp cận tốt hơn khách hàng sử dụng thiết bị di động
Theo như một thống kê của E-Marketer, tỷ lệ người mua hàng thông qua thiết bị di động chiếm đến 80% so với 20% trên PC. Tiếp thị thông qua các nền tảng ứng dụng di động cũng vì thế ngày được đầu tư nghiêm túc hơn. Digital marketing giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng sử dụng thiết bị di động.
Dễ dàng tạo dựng chất riêng theo thương hiệu
Để tạo một thương hiệu mạnh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều công xây dựng. Từ đầu tư chất lượng sản phẩm cho đến truyền thông quảng bá. Nhờ vào mô hình Digital Marketing, quá trình tạo dựng thương hiệu hiện nay đã dễ dàng hơn trước.