Website Marketing

Cẩm nang xây dựng Internal link mới nhất hiệu quả từ A-Z

Rate this post

internal link là gì

Internal link (liên kết nội bộ) là điều hướng người dùng từ liên kết URL này trỏ đến liên kết URL khác trên cùng một website (trên cùng một domain).

Một số Internal link (liên kết nội bộ) mà bạn có thể thấy đó là:

  • Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết
  • Link từ danh mục đến các bài viết
  • Link từ bài viết này đến bài viết kia
  • Link từ menu, footer
  • Link dạng banner đặt trên website

2.1. Đối với người dùng

  • Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng vào những trang mà họ quan tâm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng khả năng sử dụng (Usability)
  • Điều hướng người dùng đến những trang chuyên sâu hơn, có liên quan đến nội dung khách hàng thắc mắc.

2.2. Đối với công cụ tìm kiếm

  • Internal link liên kết nội bộ cải thiện việc lập chỉ mục trang web của bạn:
    • Trình thu thập thông tin của Google theo các đường dẫn liên kết trên internet để tìm và lập chỉ mục các trang web.
    • Nếu trang web của bạn có liên kết nội bộ mạnh mẽ, trình thu thập thông tin của Google có thể dễ dàng hơn để tìm nội dung mới mà bạn xuất bản và liên kết đến.
  • Liên kết nội bộ giúp Google hiểu tất cả các trang trên trang web của bạn một cách nhanh chóng

Imternal link giúp bot google hiểu nội dung các trang nhanh hơn

2.3. Đối với Website

Liên kết nội bộ giúp website seo của bạn:

  • Thiết lập hệ thống phân cấp thông tin trong website.
  • Giúp phân tán link juice cho các trang.
  • Giúp tạo sức mạnh giữa các trang trên website
  • Giúp đẩy từ khóa lên top
  • Giảm tỷ lệ thoát trang
  • Tối ưu hóa chuyển đổi

3. So sánh Liên kết nội bộ và Liên kết ngoài

Liên kết nội bộ và liên kết ngoài khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé

Liên kết nội bộLiên kết ngoài
Dễ dàng, nhanh chóng, hoàn toàn miễn phíKhó kiểm soát
Truyền sự uy tín giữa các trang trong 1 website tăng page authority của những trang được liên kết Truyền sự uy tín từ website khác tới website mình, tăng domain authority
Xuất hiện ở phần định hướng website, cũng như trong nội dung bài viếtXuất hiện giữa các chữ trong nội dung

Hiện nay có rất nhiều mô hình seo internal link được các SEOer áp dụng. Nhưng đâu là mô hình mang lại hiệu quả nhất hãy cùng tìm hiểu ngay nhé

Xem thêm:10 phần mềm quảng cáo Facebook mới nhất 2022

4.1. Mô hình kim tự tháp

Trang chủ sẽ liên kết đến các chuyên mục chú ý những chuyên mục quan trọng bạn nên bố trí nó nằm ở những chỗ hợp lý. Ngược lại các chuyên mục sẽ được thiết kế liên kết ngược lại trang chủ với những từ khóa liên quan ở trang chủ bạn. Mô hình liên kết này sẽ rất thích hợp cho các bạn seo chuyên mục và trang chủ.

4.2. Mô hình bánh xe

Cấu trúc bánh xe lại hiệu quả hơn khi bạn muốn SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website. Làm như vậy thì việc tìm kiếm và điều hướng sẽ không còn tập trung hướng về một đích duy nhất như mô hình kim tự tháp nữa. Thay vào đó sẽ chia đều ra các trang con trên website. Việc SEO từ khóa như vậy sẽ cần tốn nhiều thời gian hơn

Đồng thời cũng không được Google đánh giá cao bởi chúng không tìm được trang đích. Tùy vào nhu cầu seo từ khóa như thế nào mà bạn nên lựa chọn một mô hình internal link thích hợp.

Mô hình liên kết nội bộ dạng bánh xe

4.3. Mô hình Silo

Mô hình cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

Để xây dựng mô hình Internal link cho website được tốt nhất trong việc làm SEO và trải nghiệm người dùng thì bạn cần:

Mô hình internal link tại SEONGON

4.4.1. Bước 1: Xác định chủ đề chính của bạn

  • Chủ đề của trang web của bạn có thể được chia thành nhiều chủ đề riêng biệt nhưng có liên quan nhau.
    Xác định những chủ đề của trang web của bạn sẽ giúp bạn thiết lập, tổ chức và ưu tiên các nhóm nội dung trên trang web của bạn.
  • Bạn có thể xác định chủ đề chính của bạn dựa vào:
    Công cụ nghiên cứu từ khóa: Keyword Tool.io, Keyword Planner….là cách dễ nhất để có được thông tin chi tiết về những chủ đề cần đề cập cho website của bạn.

4.4.2. Bước 2: Lập cấu trúc cho website của bạn

Sau khi bạn đã quyết định được chủ đề chính của website và đã xếp hạng chúng theo mức ưu tiên, đó là lúc để hình dung phân cấp của website.

Trong đó:

  • Trang chủ phải đại diện cho chủ đề chính của website
  • Các danh mục chính của bạn phải thể hiện các chủ đề lớn.
  • Tiếp đến là các danh mục con và các trang sẽ bao gồm các ý tưởng chủ đề rất cụ thể.

4.4.3. Bước 3: Kiểm tra lại cấu trúc liên kết website

  • Khi đã lập cấu trúc cho website ở bước 2 thì bạn cần rà soát lại cấu trúc liên kết hiện tại của website (bắt đầu bằng menu chính), chèn liên kết nội bộ (internal link) giữa các trang để củng cố chủ đề của từng trang. Để làm được điều này, bạn nên theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn.
  • Để nắm bắt được hành vi của người tiêu dùng mỗi khi tìm kiếm thông tin, bạn cần phải tìm hiểu và làm rõ Search Intent là gì?

4.4.4. Bước 4: Đăng tải bài viết

  • Đến bước này, bạn đã có chủ đề cho mình rồi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là đăng tải các bài viết chất lượng, liên quan có chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.
  • Lưu ý: Toàn bộ các liên kết nội bộ của từng nhóm chỉ nên ở trong nhóm đó, không được liên kết sang nhóm khác.

Để làm được mô hình internal link tại SEONGON thì trước tiên bạn cần thực hiện 4 bước tại mục 4.4 và sắp xếp từ khóa theo đúng hành trình tìm kiếm của khách hàng để tạo sự logic và đạt hiệu quả hơn.

VD: Những bài viết về “đá nhân tạo” chỉ được liên kết tới bài viết liên quan cùng chủ đề “đá nhân tạo”. KHÔNG liên kết tới những bài không liên quan, không thuộc nhóm chủ đề, như mô hình dưới đây

Ví dụ thực tế về mô hình internal link tại SEONGON

Với mô hình ở trên thì bài 1 sẽ được nhận 3 link từ (bài 2 – 3 – 4) tương tự bài 2 sẽ nhận được 3 link từ (bài 3 – 4 – 5), cứ theo chu trình và tạo thành một vòng khép kín như trên. Việc này sẽ giúp tất cả bài viết trong cùng chủ đề đều được truyền sức mạnh như nhau, giúp việc đẩy TOP từ khóa tốt hơn.

5.1. Công cụ Screaming Frog

Các bước thực hiện kiểm tra internal link 1 bài cụ thể trên công cụ Screaming Frog

Dowload công cụ Screaming Frog về máy tính

  • Bước 2: Sau khi đã tải và cài đặt phần mềm Screaming Frog thành công, bạn mở Screaming lên, bạn chọn một bài viết của bất kỳ website nào mà bạn muốn kiểm tra internal link vào ô tìm kiếm. Tiếp đến bạn nhấn Start, sau một vài phút sẽ cho kết quả như bảng dưới đây.

Chọn bài viết bất kỳ muốn kiểm tra internal link

  • Bước 3: Sau khi đã hiện ra những bài như hình ở trên, bạn click vào dòng 1 đầu tiên của cột Address -> Chọn Internal khi đó sẽ hiện những bài đã đi internal link, anchor text cho bài viết mà bạn vừa kiểm tra ở trên.

Kết quả internal link bài viết đã tìm kiếm

  • Bước 4: Sau khi hiện kết quả như bước 3, bạn nhấn Export để lưu về máy tính và mở lên để xem

Export kết quả những bài viết đã internal link ra file excel để xem dễ dàng hơn

5.2. Công cụ Ahref

  • Bước 1: Bạn đăng nhập vào Ahrefs

Đăng nhập vào công cụ Ahref

  • Bước 2: Sau khi bạn có tài khoản đăng nhập thành công. Bạn chọn một bài viết bất kỳ của một website bạn mong muốn kiểm tra internal link vào ô tìm kiếm -> Internal link backlink sẽ hiện như ở dưới. Cột Anchort and backlink là những link đã đi internal link và anchor text cho bài viết mà bạn vừa tìm kiếm.

Vào phần internal backlink để xem bài viết bạn đã đi internal link

  • Bước 3: Bạn nhấn Export để xuất dữ liệu ra file Excel trên máy tính để nhìn dễ dàng hơn.

Export ra file excel để có thể xem những internal link và anchort text bài đã đi

Chỉ với 3 bước đơn giản ở trên bạn đã có thể kiểm tra Internal link ở một bài viết bất kỳ vô cùng đơn giản và nhanh gọn.

6.1. Liên kết tới những trang liên quan

Việc liên kết nội bộ tới những trang có cùng chủ đề liên quan:

  • Giúp cho website bạn có thể hiện thị nội dung logic và mang lại dòng chảy thông tin giá trị liên quan tới nhu cầu của người dùng nhất.
  • Giúp Google dễ dàng đi theo các liên kết này để hiểu được website và lập chỉ mục nhanh hơn

6.2. Đặt trên trang có traffic cao

Vận dụng những trang có nguồn traffic cao liên kết tới các trang có bài đăng mới và trang sản phẩm/dịch vụ của bạn. Việc này sẽ giúp điều hướng khách hàng tốt sang những trang call-to-action/tỉ lệ chuyển đổi cao, hỗ trợ tối ưu SEO cho những trang mới và đặc biệt giảm bounce rate. Đồng thời giúp tăng thứ hạng từ khóa SEO trên kết quả tìm kiếm Google

Các bạn kiểm tra trang nào có nhiều traffic trong vòng từ 3 – 6 tháng bằng cách vào Analytics -> Hành vi -> Nội dung trang web -> Tất cả các trang. 

Internal link giúp điều hướng khách hàng vào trang có tỉ lệ chuyển đổi cao

Lưu ý: Khi xem danh sách từ trên xuống dưới, hãy suy nghĩ về những trang có các cú đột phá về traffic do các những chiến dịch PR hoặc chiến dịch Email. Hãy nhớ rằng những sự kiện đó sẽ không lặp lại.

6.3. Đa dạng anchortext nội bộ

Anchort text là một đoạn văn bản chứa đường link được trỏ. Bạn nên đa dạng hóa sao cho thật tự nhiên phù hợp với từng ngữ cảnh để được Google đánh giá cao.

Những từ khóa này không nhất thiết lúc nào cũng là từ khóa SEO, nhưng phải liên quan tứi nội dung trang cần trỏ link để Bot Google đánh giá nội dung của trang bạn trỏ chính xác nhất.

6.4. Xây dựng menu trên đầu website

Hệ thống menu là Internal Link. Bởi mỗi mục menu đều trỏ tới mục chính trong trang web; hoặc trang có nội dung cần thiết để nổi bật trang web. Bạn dễ dàng đặt được menu có hệ thống.

 Việc đặt liên kết nội bộ này sẽ:

  • Giúp làm nổi bật chủ đề chính cho website
  • Giúp cho Google dễ dàng hiểu và đánh giá cao được nội dung của bạn. Bên cạnh đó giúp bạn đọc click vào thường xuyên.
  • Đặt internal link phù hợp với ngữ cảnh
  • Internal link điều hướng về trang chủ và danh mục giúp bài đăng chất lượng trong mắt Google
  • Liên kết nội bộ đến các bài đăng phổ biến nhất hoặc mới nhất trên trang web của bạn.
  • Dùng những trang có traffic nhiều để liên kết nội bộ
  • Số lượng internal link trong một bài từ 3-5 link. Không nên đặt quá nhiều trong một bài
  • Đa dạng Anchor text khi Internal link
  • Internal link không chèn thẻ nofollow: thẻ này giúp tránh các rủi ro giảm thứ hạng. Nhưng nó lại ngăn chặn các bot tìm kiếm. Trong trường hợp này các internal link trỏ đến các bài viết trong cùng website thì việc gì cần dùng đến thẻ này.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên giúp SEOer hiểu hơn về Internal link, cũng như mô hình, vai trò mà internal link mang lại cho thứ hạng website và người dùng.

King Marketing

KING MARKETING LÀ ĐƠN VỊ SỐ 1 VỀ ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ MARKETING ONLINE Tư vấn học marketing hoặc triển khai dịch vụ ► Hotline : 0398888848 Đào Tạo – Dịch Vụ Marketing ► https://www.kingmarketing.vn 👉Fanpage:► https://www.facebook.com/kingmarketingthucchien 👉Group Facebook:► https://www.facebook.com/groups/banhangnguoigiau 👉Lớp Zalo MIỄN PHÍ :► https://zalo.me/g/ngqchx815

Recent Posts

Hướng dẫn chạy quảng cáo Tiktok ads VPCS chi tiết từ A-Z

VPCS là viết tắt của "Vi phạm chính sách". Do đó, việc chạy quảng cáo…

3 tuần ago

Khoá học Marketing Bán Hàng trên Instagram

Bạn đang ấp ủ giấc mơ trở thành "thánh bán hàng" trên Instagram? Bạn muốn…

2 tháng ago

Hướng dẫn 8 bước lên camp Google Ads hiệu quả 2024

Chạy quảng cáo Google Ads là giải pháp marketing online giúp doanh nghiệp tiếp cận…

4 tháng ago

HƯỚNG DẪN TỰ CHẠY GOOGLE ADS THÀNH CÔNG

Quảng cáo trực tuyến với Google Ads là một trong những cách hiệu quả nhất…

4 tháng ago

Top Những Cách Tự Học Chạy Facebook Ads Hiệu Quả

Bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc đang khởi nghiệp và muốn tìm cách để…

4 tháng ago

TikTok Business Là Gì? Tạo Sao Doanh Nghiệp Nên Tạo?

Bạn có biết đến TikTok Business và muốn tìm hiểu về nó? Đây là một…

4 tháng ago