Đừng spam bài quảng cáo vào nhóm BĐS trên Zalo nữa. Bạn muốn chạy quảng cáo bất động sản (BĐS) trên Zalo thành công, hãy xem thêm bài viết dưới đây! Bất động sản đang là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cạnh tranh rất cao. Để quảng cáo BĐS đạt kết quả tốt, bạn phải chọn sản phẩm tiềm năng và mô hình quảng cáo hợp lý để chiến dịch đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Contents
I. Quảng cáo Zalo là gì?
Mạng xã hội Zalo có hơn 60 triệu người đăng ký. Trên nền tảng là một ứng dụng nhắn tin, Zalo đã phát triển thêm các tính năng kết nối xã hội để tạo thành mạng xã hội Zalo. Zalo Ads ra đời như một hướng phát triển tất yếu.
Đối tượng khách hàng trên Zalo
Khi chạy quảng cáo trên Zalo, bạn có thể lựa chọn nhóm đối tượng phù hợp với các phân khúc khách hàng như sau:
– Theo địa điểm: bạn có thể chọn địa điểm theo tỉnh thành hoặc vị trí cụ thể.
– Theo giới tính: bạn có thể nhắm mục tiêu tới Nam, Nữ hoặc cả hai tùy vào sản phẩm dịch vụ của bạn.
– Theo độ tuổi: bạn chọn các khoảng tuổi phù hợp như: < 18 tuổi, từ 18 tới 24 tuổi, từ 25 đến 34 tuổi…
– Nền tảng: bạn có thể chọn thiết bị Android, Ios hay PC
II. Hai phương án nhắm chọn đối tượng trên Zalo Ads
1. Nhắm theo tệp danh sách SĐT có sẵn
Nếu bạn sở hữu danh sách SĐT của những khách hàng tiềm năng thì bạn nên tiếp cận trực tiếp nhóm đối tượng này thông qua quảng cáo Zalo.
*Hướng dẫn tạo quảng cáo Zalo theo danh sách SĐT
Bước 1: Chuẩn bị danh sách SĐT
B2: Tải danh sách lên hệ thống
Ở thanh menu ngang, bạn bấm Thư viện và chọn Nhóm đối tượng quảng cáo.
Sau đó, nhấn nút màu xanh Tạo nhóm đối tượng rồi chọn Từ danh sách số điện thoại.
Tiếp tục nhập Tên nhóm đối tượng và bấm Tải tập tin lên để tải danh sách SĐT và bấm Lưu nhóm đối tượng để hệ thống Zalo Ads ghi nhận và lưu lại.
B3: Tạo chiến dịch quảng cáo theo nhóm đối tượng đã tải lên.
Chọn loại quảng cáo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chọn nhóm đối tượng bạn muốn tiếp cận.
Kiểm tra lại tên trong phần Danh sách SĐT.
Tiếp đến, bạn đặt giá thầu và số lượng nhấp.
Cuối cùng, bạn cập nhật nội dung và hình ảnh, rồi nhấn nút Gửi duyệt để chuyển quảng cáo đến bộ phận duyệt quảng cáo.
2. Nhắm chọn đối tượng tương tự
Hệ thống DMP (một nền tảng quản lý dữ liệu) trên toàn bộ hệ sinh thái Zalo giúp Zalo Ads chọn ra nhóm đối tượng phù hợp với tập dữ liệu mà bạn đã cung cấp trên hệ thống.
*Hướng dẫn tạo quảng cáo theo nhóm đối tượng tương tự
Cách 1: Tạo từ Thư Viện
Bước 1: Vào https://ads.zalo.me/ và đăng nhập Zalo Account
Bước 2: Thư viện (Thanh menu) → chọn Nhóm đối tượng quảng cáo
Bước 3: Nhấn nút “Tạo nhóm đối tượng”
→ chọn “Từ đối tượng tương tự”
Bước 4: Đặt tên cho nhóm đối tượng mới và lựa chọn nguồn đối tượng.
Bước 5: Chọn Số người tiếp cận lại.
Cách 2: Tạo trong quá trình thiết lập quảng cáo
Bước 1: Vào https://ads.zalo.me/ và đăng nhập Zalo Account
Bước 2: Bấm vào loại quảng cáo cần tạo
Bước 3: Tại “Bạn muốn quảng cáo này đến ai”
→ chọn “Tạo mới đối tượng tùy chỉnh”
→ bấm “Nhóm đối tượng tương tự”
Bước 4: Đặt tên cho nhóm đối tượng mới và lựa chọn nguồn đối tượng.
Bước 5: Chọn Số người tiếp cận lại.
III. 6 hình thức quảng cáo Zalo cho ngành bất động sản
Lưu ý: 4 hình thức quảng cáo Zalo cho ngành BĐS có các bước tạo lập chiến dịch tương đối giống nhau. Do đó, khi bạn đọc kỹ cách tạo hình thức 1. Các hình thức 2, 3, 4 sẽ tương đồng khoảng 70% hình thức 1.
1. Quảng cáo Zalo Official Account (Zalo OA)
B1: Tạo lập chiến dịch quảng cáo
Ở trang Tạo quảng cáo → Chọn Loại chiến dịch “Quảng cáo Zalo Official Account” → Bấm Bắt đầu.
B2: Chọn tài khảo Official Account và đặt tên
Chọn tài khoản OA cần quảng cáo → đặt tên chiến dịch → nhấn Tạo quảng cáo.
B3: Nhắm và chọn đối tượng quảng cáo tiềm năng
B4: Đặt ngân sách, chi phí quảng cáo
Chọn số lượng nhấp chuột → đặt giá cho mỗi nhấp chuột.
Lưu ý: Chi phí nhấp chuột tối thiểu (Giá click) thay đổi tùy theo việc bạn chọn nhóm đối tượng và thời điểm chạy quảng cáo. Hãy linh động khi đặt giá cho quảng cáo.
B5: Bổ sung nội dung & hình ảnh
Cập nhật hình ảnh và nội dung quảng cáo theo các tiêu chí được cho.
B6: Chọn Thông tin thêm
Nếu quảng cáo sản phẩm là thuốc, thực phẩm chức năng… thì bạn phải cung cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo (Tìm hiểu chi tiết tại Chính sách quảng cáo Zalo Ads).
B7: Gửi Duyệt
Cuối cùng, bạn nhấn Lưu nội dung để chỉnh sửa sau hoặc Gửi duyệt để đội ngũ quản trị Zalo Ads phê duyệt quảng cáo.
2. Quảng cáo Website (Trang sản phẩm/dịch vụ)
- B1: Set up chiến dịch quảng cáo
Chọn Loại chiến dịch “Quảng cáo Website”. - B2: Chọn Official Account + link website
Chọn tài khoản Official Account và điền đường dẫn (liên kết) đến website cần quảng cáo → nhấn Tạo quảng cáo. - B3 – 7: như mục 1
3. Quảng cáo Bài viết
- B1: Tạo lập chiến dịch quảng cáo
Chọn Loại chiến dịch “Quảng cáo Bài viết”. - B2: Chọn Official Account + bài viết cần quảng cáo.
Chọn tài khoản Zalo OA có chứa bài viết cần quảng cáo, đặt tên chiến dịch → nhấn Tạo quảng cáo. - B3 – 7: như mục 1
4. Quảng cáo Form (Biểu mẫu)
- B1: Tạo lập chiến dịch quảng cáo
Chọn Loại chiến dịch “Quảng cáo Form”. - B2 – 5: như mục 1
- B6: Tạo Form
Bạn chọn “Tạo form mới” để tạo và điền thông tin bảng biểu. Đây là bảng hướng dẫn cách tạo form cho người mới:
Bạn được xem mẫu Demo của Form tại Màn hình “Xem trước Form”.
Lưu ý: Tất cả Form của Zalo Official Account được lưu trữ trong mục “Các Form đã tạo”.
- B7: Chọn thông tin thêm và Gửi duyệt (như mục 2.1)
5. Tối ưu hóa hiển thị bài PR
Hình thức này chỉ dành riêng cho những nhà quảng cáo đã mua bài PR trên trang Zing.vn hoặc Báo Mới.
6. Quảng cáo sản phẩm trên Zalo
Zalo Official Account được chia thành nhiều dạng, trong đó có Zalo Shop. Zalo Shop là một hình thức tài khoản để người bán hàng đăng các sản phẩm lên đó. Tất cả những sản phẩm này sẽ hiển thị trên cả mục Shop ở trong Zalo (tương tự như Marketplace của Facebook). Dạng quảng cáo sản phẩm trên Zalo sẽ giúp hiển thị bài đăng sản phẩm cho nhiều khách hàng.
IV. Ưu và nhược điểm của quảng cáo Zalo
1. Ưu điểm của Zalo Ads
Ít cạnh tranh hơn. Hiện tại mạng quảng cáo Zalo chưa có đông đảo sự tham gia như Facebook, cho nên người quảng cáo ít bị cạnh tranh hơn.
Dễ hiểu, dễ thao tác. Do mạng xã hội Zalo đơn giản hơn Facebook ở nhiều thành phần nên các giao diện liên quan đến tạo, quản lý, báo cáo quảng cáo cũng đơn giản hơn.
Đang được đầu tư phát triển. Ở thời điểm này, quảng cáo Zalo đang được nâng cấp mỗi ngày. Đây chính là thời điểm tốt để tham gia vào mạng lưới (tất nhiên phải tìm thấy cơ hội).
2. Nhược điểm của quảng cáo
Hỗ trợ hạn chế. Quy trình duyệt của Zalo khá khắt khe, nhiều quảng cáo sẽ bị từ chối và đội ngũ hỗ trợ hạn chế về số lượng và khả năng.
Hồ sơ khách hàng mục tiêu sơ lược Khác với Facebook, Google, chân dung khách hàng trên Zalo còn rất sơ lược và chưa kiểm chứng được sự chất lượng.
V. Một số hỏi đáp về quảng cáo Zalo
1. Chi phí quảng cáo Zalo là bao nhiêu?
Không cố định. Chi phí quảng cáo Zalo thường được tính dựa trên chi phí CPC, có nghĩa là chi phí trên một click. Chi phí này dựa trên giá thầu mà bạn đưa ra cũng như so sánh tương quan giá thầu của các nhà quảng cáo khác đang chạy chung đối tượng mục tiêu với bạn. Một số hình thức quảng cáo Zalo có giá CPC thấp nhất là 3000đ.
2. Có nên chạy quảng cáo Zalo hay không?
Nên chạy. Để biết hình thức này có phù hợp hay không. Quảng cáo Zalo có thể là một kênh rất phù hợp với sản phẩm, thị trường của bạn và nhiều khi có thể có chi phí rẻ hơn so với các kênh khác.
3. Quảng cáo Zalo có hiệu quả hay không?
Không thể biết được. Bạn phải thử nghiệm, tối ưu, thử nghiệm thì mới đánh giá được. Không có kênh quảng cáo nào đảm bảo sẽ hiệu quả. Thậm chí nhiều người nhận xét một kênh quảng cáo là hiệu quả thì khi bạn chạy có thể không hiệu quả. Cần một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tối ưu liên tục thì mới đánh giá được.
4. Quảng cáo Zalo hiển thị ở đâu?
Trên cả thiết bị di động lẫn máy tính.
Trên thiết bị di động, quảng cáo Zalo hiển thị trong tab Nhật ký, khi người dùng lướt Nhật ký sẽ xen kẽ các bài quảng cáo.
Trên PC quảng cáo Zalo hiển thị ở một số trang báo thuộc hệ thống VNG.
Trên đây là bài viết về quảng cáo Zalo do King Marketing biên soạn. Hãy tìm hiểu thêm những bài viết khác về Marketing tại đây nhé!