Nếu Sếp nghĩ, xây dựng Social Media Marketing là công việc dễ làm thì đó là một sai lầm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, mình cam đoan với các Sếp rằng Social Media Marketing thực chất là một công trình nghiên cứu bài bản và chuyên sâu.
Nếu là một Beginner mới tập tành vào nghề, Sếp có thể tham khảo quy trình xây dựng Social Media Marketing của mình trong nội dung chia sẻ này. Mình tin chắc, nếu chịu khó luyện tập, nghiên cứu dần dần thì thành công sẽ sớm đến với Sếp.
Contents
Tìm hiểu về Social Media Marketing
Hình thức tiếp thị sản phẩm/dịch vụ được nhiều doanh nghiệp hướng tới
Trước khi đi sâu vào phân tích các khía cạnh của một kênh truyền thông Social. Sếp nên hiểu Social Media Marketing là gì để nắm rõ hơn. Social Media Marketing thực chất là một hình thức tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, nhằm kết nối với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội trên Internet.
Với việc tận dụng nền tảng của Social. Các doanh nghiệp có thể thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu, lượt truy cập vào website, đồng thời làm gia tăng doanh số bán hàng.
Mình có thể khẳng định, mạng xã hội chính là bước đệm giúp Sếp có cái nhìn tổng quan về Social Media Marketing điển hình. Hiện nay, các ứng dụng trên mạng xã hội ngoài việc tạo môi trường cho doanh nghiệp sản xuất nội dung nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Đồng thời nền tảng này còn giúp các doanh nghiệp lắng nghe phản hồi và có sự tương tác với khách hàng. Thậm chí còn có thể chạy quảng cáo, phân tích, theo dõi các hiệu suất của chiến lược Social Media Marketing.
Hiện nay, sự bùng nổ của truyền thông mạng xã hội kéo theo sự xuất hiện đa dạng của các ứng dụng Social Media. Một số mạng xã hội được đông đảo người dùng sử dụng như Facebook, Linkedin, Youtube, Pinterest, Instagram, Snapchat, và Flipboard. Mỗi ứng dụng nổi bật với những “cá tính” riêng.
Một khi doanh nghiệp biết cách triển khai chiến dịch Marketing đa kênh, hiệu quả đem lại sẽ vô cùng vượt trội.
Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Quy trình và cách triển khai phân tích
Lợi ích của Social Media Marketing mang lại
Một số lợi ích của Social Media Marketing, các doanh nghiệp nhận được.
Bất cứ ai dấn thân vào ngành Marketing đều nhận thấy tầm quan trọng của Social Media Marketing trong lộ trình phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Sức mạnh của Social Media Marketing được nhìn nhận bởi những lợi thế nổi bật như:
- Tính kết nối cao: Chỉ bằng việc truy cập các ứng dụng Social Media phổ biến, Sếp hoàn toàn có thể tiếp cận tới hàng triệu khách hàng. Tùy thuộc vào mỗi mạng xã hội mà Sếp sẽ tiếp thị, quảng cáo đến các đối tượng mục tiêu khác nhau. Ví dụ các trang web mạng xã hội (Facebook), kênh chia sẻ video nội dung (Youtube), diễn đàn thảo luận blog (Twitter),…
- Tương tác rộng rãi: Bản chất của Social Media là nơi mà mà mọi người dùng đều có thể chia sẻ, tương tác trò chuyện với nhau. Lợi ích này đã cho phép các doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội phát triển rộng mở từ hình thức truyền miệng điện tử. Thông qua việc sử dụng quảng cáo từ các đề xuất eWOM, Sếp có thể tạo nên hiệu ứng lan truyền tích cực giữa khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Từ đó, xây dựng một tệp khác hàng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Quảng bá hình ảnh thương hiệu: Ngoài thực hiện các chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp còn có thể tương tác tích cực trên mạng xã hội để duy trì mối liên hệ với khách hàng. Đông đảo người dùng Social Media sẽ nhanh chóng biết đến thương hiệu và dần đặt niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao: Những nội dung hữu ích có thể thu hút sự quan tâm của lượng lớn khách hàng. Doanh nghiệp có thể tạo các Lead để dẫn khách hàng chuyển đối đến các Website, kênh liên kết khác. Qua đó, gia tăng doanh thu và tỷ lệ chuyển đối khách hàng ngày càng lớn.
Các loại hình Social Media Marketing phổ biến hiện nay
4 loại hình Social Media Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Sự phổ biến của các ứng dụng mạng xã hội đã vô hình khiến nhiều người lạm dụng hoặc hiểu sai cách dùng. Để nắm bắt rõ hơn về các đặc điểm của tiếp thị truyền thông Social, Sếp có thể xem cách chúng mình phân loại Social Media Marketing như sau:
- Social News: Đây là trang tin tức giải trí hoặc tin tức xã hội như Newsvine, Digg, Sphinn, …
- Social Sharing: Là website chuyên về chia sẻ các thông tin bằng hình ảnh và video như Flickr, Snapfish, YouTube.
- Social Networks: Là hình thức chia sẻ và kết nối rộng rãi các trang liên kết khác nhau. Loại hình này thường phổ biển ở Facebook, Twitter, LinkedIn, và MySpace.
- Social Bookmarking: Người dùng có thể sử dụng các app như Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo để lưu trữ, sắp xếp, chia sẻ cho các bên quan tâm.
Quy trình triển khai Social Media Marketing
Để triển khai Social Media Marketing hiệu quả thì cần một quá trình lâu dài và có tính nhất quán cao. Chỉ có nghiên cứu kỹ, chú trọng vào từng khâu một thì bạn mới có thể nhìn thấy nhiều bước đột phá trong doanh thu và thương hiệu. Hiểu được mong muốn này, mình xin chia sẻ chi tiết cách xây dựng Social Media Marketing với kinh nghiệm của người nhiều năm trong nghề.
Bước 1: Đề ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng
Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng mang lại hiệu quả cao
Bất cứ kế hoạch hay chiến dịch truyền thông nào cũng cần đề ra mục tiêu đầu tiên. Đây là công đoạn nền tảng giúp doanh nghiệp xác định được tình hình kinh doanh hiện tại và triển khai các hoạt động cần thiết để đạt được mục đích trong tương lai.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất, loại hình và quy mô mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải thiết lập những mục tiêu phù hợp. Thông thường, một chiến dịch Social Media Marketing sẽ hướng tới các mục tiêu phổ biến như:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Gia tăng mức độ tương tác.
- Lôi kéo tệp khách hàng tiềm năng.
- Thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, chỉ những mục tiêu chung này thôi thì vẫn còn chưa đủ. Sếp cần cụ thể hóa bằng những tiêu chí hay thông số cụ thể thông qua mô hình SMART để tạo ra các mục tiêu tối ưu nhất.
Bước 2: Thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu
Bản chất của Social Media Marketing là kết nối với khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng Social Media. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp Sếp tạo ra nhiều chiến dịch Marketing phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Vì thế cho dù là ý tưởng có độc đáo, mục tiêu có cụ thể, nhưng nếu thiếu đi sự thấu hiểu về khách hàng thì tỷ lệ thất bại là vô cùng lớn. Thông thường, mỗi nhóm khách hàng riêng biệt sẽ có các đặc điểm chung về độ tuổi, thói quen, hành vi, sở thích,… Khi càng nghiên cứu kỹ các tiêu chí đó thật chi tiết sẽ càng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu cao nhất của họ. Từ đó, động lực thúc đẩy mua hàng của họ sẽ ngày càng cao.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Một nguyên tắc cần nhớ ở bước 3 là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi tìm hiểu về đối thủ, Sếp phải biết được họ đang làm tốt ở mặt nào, không tốt ở mặt nào. Căn cứ vào đó, Sếp có thể học hỏi điểm mạnh và rút ra các bài học từ những yếu điểm để xây dựng con đường tiếp thị phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng các công cụ như Simply Measured hoặc Social Mention để nghiên cứu đối thủ. Như vậy sẽ càng giúp Sếp rút ngắn được thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu đối thủ để hiểu điểm mạnh và yếu của họ từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị tốt hơn
Bước 4: Xây dựng nội dung và tạo lập lịch đăng bài
Nội dung rõ ràng, nhất quán có thể quyết định 50% thành công của một chiến dịch Marketing. Việc thường xuyên chia sẻ các thông điệp hữu ích trên nền tảng Social Media giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin, uy tín trên thị trường. Qua đó, khách hàng sẽ nhanh chóng tìm thấy sự đồng điệu và hứng thú tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần biết đa dạng hóa các nội dung và lên sẵn Timeline đăng bài. Một khi tạo lập Content Calendar hoàn thiện, Sếp có thể dễ dàng quản lý, sắp xếp nội dung phù hợp.
Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh các trường hợp đăng quá nhiều hay quá ít, trùng lặp nội dung hay sai lệch so với mục tiêu ban đâu. Vì điều này vô hình sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tiêu cực đối với độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Đưa ra nội dung cuốn hút, đăng bài đúng thời điểm sẽ tăng hiệu quả cao
Bước 5: Theo dõi và đánh giá tính hiệu quả
Không phải chiến dịch Social Media Marketing nào cũng đạt được hiệu quả lan rộng ngay từ lần đầu tiên. Vì vậy, đo lường, phân tích hiệu suất chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được điểm tốt và không tốt.
Từ đó, Sếp có thể điều chỉnh các công đoạn kịp thời sao cho đạt được các chỉ số về mục tiêu như đã đề ra ban đầu. Đồng thời, cũng có thể coi đây là bài học quý giá để rút kinh nghiệm cho những chiến dịch sau đó được tối ưu hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin trọng tâm về cách xây dựng một Social Media Marketing bài bản, có hiệu quả nhất.
Sếp có thể tham khảo và bắt đầu tạo lập một chiến dịch Social Media ngay từ bây giờ nếu đã nắm rõ các kiến thức cơ bản trên. Vì nếu biết cách khai thác, doanh nghiệp của Sếp sẽ đạt được hiệu quả vô cùng lớn mà chi phí bỏ ra là gần như 0đ.