Contents
Bước 1: Lên kế hoạch cụ thể
Đây là một trong những bước đặt nền móng cho quy trình bán hàng. Để lên được kế hoạch, sếp cần xác định được:
Về sản phẩm, dịch vụ: Các thông tin chính xác về ưu nhược điểm. Lợi ích khi khách hàng sử dụng nó.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng: Thông qua các yếu tố như độ tuổi, tính cách, đặc điểm, nhu cầu,… để xác định nhóm đối tượng khách hàng.
Lượng khách hàng này sếp có thể tìm kiếm bằng cách liên hệ người thân, bạn bè hoặc từ hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng: Các loại giấy tờ giới thiệu, hình ảnh hàng mẫu, giá, card visit,… để khách hàng có thể thuận tiện xem trong quá trình mua sản phẩm.
Thiết lập kế hoạch bán hàng: Xác định thời gian, địa điểm tiếp cận, các hình thức bán hàng online hay truyền thống.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng
Đây chính là bước thứ hai mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trong quy trình bán hàng. Việc xây dựng, tìm kiếm danh sách khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những khách hàng không có triển vọng, bên cạnh đó còn có thể khai thác được tối đa lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Xem thêm: 10 phần mềm quảng cáo Facebook mới nhất 2022
Bước 3: Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp có thể nắm được nhu cầu của khách hàng cụ thể nhất.
Từ đó quy trình bán hàng sẽ chuyển giao sang giai đoạn nhân viên sales sẽ cung cấp và hỗ trợ các thông tin về sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho khách hàng để thuyết phục họ sử dụng khi có nhu cầu.
Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ
Trong quá trình bán hàng giới thiệu sản phẩm, hãy đặt câu hỏi và lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Thay vì diễn đạt như một bài thuyết trình chỉ nói về đặc điểm, chính sách, cách sử dụng của nó thì sếp nên cung cấp và đưa ra các giá trị lợi ích thiết thực mà sản phẩm mang lại.
Điều này sẽ thấy khách hàng cảm thấy thích thú và đưa ra quyết định mua sản phẩm của sếp nhanh hơn đấy.
Bước 5: Báo giá sản phẩm và thuyết phục khách hàng
Sau khi giới thiệu xong sản phẩm, thì việc tiếp theo trong quy trình bán hàng sếp cần làm đó là cung cấp cho khách hàng về giá cả. Thông thường, ở bước này, rất nhiều khách hàng sẽ từ chối khi nhân viên bán hàng báo giá.
Chính vì vậy hãy thật khéo léo khi thuyết phục khách hàng. Đối với những khách hàng thường mặc cả thì sếp nên áp dụng chính sách ưu đãi, còn đối với những khách hàng xem trọng hình thức thì sếp nên chú ý vào chất lượng sản phẩm.
Bước 6: Giải đáp thắc mắc và chốt đơn
Tư vấn xong, báo giá xong mà khách hàng vẫn còn thắc mắc, thì sếp nên giải quyết các khúc mắc của khách hàng hợp lý làm sao cho khách hàng cảm thấy được sản phẩm của sếp sẽ đáp ứng được nhu cầu và chi phí mà họ bỏ ra. Nếu họ đồng ý thì nhanh chóng hỏi địa chỉ và chốt đơn.
Để tránh rủi ro, sếp nên khai thác đầy đủ nhu cầu cũng như thông tin khách hàng để tiện cho việc lên đơn cũng như giao hàng. Đây chính là bước mang tính quyết định trong quy trình bán hàng mà sếp cần phải đặc biệt chú ý.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán
Để mang lại lợi ích cũng như có thêm nhiều khách hàng trung thành, sếp cần chăm sóc khách hàng sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm của sếp. Đây là bước cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng mà sếp cần quan tâm đặc biệt.
Khách hàng sau bán vừa kênh quảng cáo đầy tiềm năng vừa tiết kiệm chi phí lại mang lại cho sếp hiệu quả cao trong kinh doanh.